Người “thổi hồn” cho những nốt nhạc.

Trương Thanh Sơn | 20/04/2018 15:41

Có một người nhạc sĩ, ngày ngày vẫn miệt mài, say mê “thổi hồn” vào những nốt nhạc, chắp lên những giai điệu thiết tha, sâu lắng cho những vần thơ toả vút thanh âm. Đó là nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang, hội viên Ban Âm nhạc-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tôi hân hạnh và may mắn quen biết anh qua một người bạn. Cũng từ đó, giữa chúng tôi đã nảy nở tình anh em, tình bạn bè thân thiết tự bao giờ. Âu cũng bởi cái “duyên kì ngộ” vậy!

Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang sinh năm 1955 tại huyện Ân Thi (Hưng Yên), vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hiến, nổi tiếng với những điệu háttrống quân”,ả đào”đầy tình tứ, mê say! Chính vùng quê hiền hoà, thanh bình ấy, đã nuôi dưỡng tuổi thơ anh với niềm say mê âm nhạc từ khi còn rất nhỏ. Lên 6 tuổi, Đỗ Thanh Khang đã được học những nốt nhạc đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam, nơi người cha của anh (nhạc sĩ Đỗ Lâm) là giảng viên ở đó. Bốn năm theo học Piano, và sau này sử dụng khá thành thạo nhiều loại nhạc cụ, Đỗ Thanh Khang đã chứng tỏ năng khiếu âm nhạc từ rất sớm. Do điều kiện đất nước chiến tranh, tốt nghiệp phổ thông, anh lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 17 tuổi (năm 1972). Sau khi biên chế vào Binh chủng Thông tin Liên lạc, với khả năng âm nhạc của mình, Đỗ Thanh Khang được phân công đảm nhiệm cương vị Đoàn trưởng Đoàn Nghệ thuật của Binh chủng.Trong những năm tháng ấy, anh đã viết khoảng 60 ca khúc, trong đó có ca khúcChúng con lại về bên Bác” được Đài Tiếng nói Việt Nam thu âmnăm1980qua giọng hát của hai ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, đó là Tuyết Thanh và Hữu Nội. Ca khúc này đã được giới thiệu trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội và có trong danh sách 115 bài hát viết về Bác, qua tuyển tập âm nhạcHồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 2005 nhân dịp kỉ niệm 115 năm ngày sinh của Người.

Người “thổi hồn” cho những nốt nhạc.

Nhạc sỹ: Đỗ Thanh Khang 

Năm 1987, vì điều kiện gia đình, Đỗ Thanh Khang xin chuyển ngành về Công ty Vật tư nông nghiệp Hà Bắc. Thời gian này, anh hầu như không sáng tác ca khúc tập trung cho công việc và ổn định cuộc sống gia đình.Sau khi nghỉ hưu, anh cùng gia đình chuyển đến thành phố biển Vũng Tàu xinh đẹp đầy nắng gió, đểan cư”sinh sống. Sau chuyến tập huấn sáng tác ca khúcnăm 1983 do Binh chủng Thông tin Liên lạc tổ chức,anh đã được các nhạc sĩ tên tuổi như Thuận Yến, Văn An, Thanh Phúc trực tiếp giảng dạy. Nhạc sĩ Thuận Yến đã truyền dạy kĩ năng, “thủ thuật phổ nhạc cho thơ” cho “cậu học trò cưng” của mình. Với kiến thức âm nhạc vững vàng, cùng với khả năng cảm thụ văn chương sâu sắc,đã giúp anh phổ khá thành công những bài thơ mà anh yêu thích, đồng điệu. Bằng xúc cảm chân thành và kĩ năng viết ca khúc khá chắc taytừ năm 2014 đến nay, Đỗ Thanh Khang đã phổ nhạc cho gần 200 tác phẩm thơ. Với những thành công ban đầu, năm 2015, anh được kết nạp vào Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu(sinh hoạt và làm việc tại Ban Âm nhạc của Hội). Từ diễn đàn nghệ thuật này, Đỗ Thanh Khang lại được trở về với niềm đam mê từ khi còn thơ bé của mình. Tại đây, anh vừa sáng tác ca khúc, vừa tham gia vào việc quảng bá sản phẩm âm nhạc bằng cách đăng những tác phẩm âm nhạc lên Facebook và các trang nghe nhạc trực tuyến trên mạng xã hội (Zing MP3, Youtube...).

Năm 2016, Đỗ Thanh Khangđã liên tục cho ra đời hai Album nhạc trong sự ngỡ ngàng của mọi người,đó là Album Vol1 và Vol 2 mang tựa đề “Tặng chiều cho nhớ” “Khúc tình yêu”. Ngay sau khi phát hành, sản phẩm âm nhạc của anh đã được bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu quý, mến mộ âm nhạc của anh đón nhận, đánh giá cao. Mới đâyvào tháng 3/ 2018, Đỗ Thanh Khang vừa phát hành tiếp Album.Vol 3 có tên Biển mặn”. Vẫn là những bài thơ của các tác giả thơ chuyên và không chuyên, chủ yếu là thơ của bạn bè, các văn nghệ sĩ mà anh yêu quý, mến mộ. Do điều kiện số lượng đĩa có hạn(nguồn kinh phí hạn hẹp), chỉ đủ cho anh làm quà tặng bạn bè thân thiết và đồng tác giả. Tôi là người vinh hạnh, may mắn có trong tay cả 3 Album do anh quí mến gửi tặng. 35 ca khúc phổ nguyên tác các tác phẩm thơ, là những sản phẩm âm nhạc thứ thiệt, chất lượng. Âm nhạc của Đỗ Thanh Khang chứng tỏ sự có nghề, đa dạng về thể loại. Nhưng có lẽ, những giai điệu trữ tình, sâu lắng, thiết tha vẫn là giai điệu và âm hưởng chủ đạo trong các ca khúc của anh. Âm nhạc của Đỗ Thanh Khang ngọt ngào, lắng đọng, dễ cảm, dễ hát và dễ đi vào lòng người. Nghe các ca khúc anh viết, có cảm giác như đó là tâm hồn, là tính cách của chính con người tác giả vậy! Đỗ Thanh Khang là thế, luôn chan hoà, thân thiện và chân thành trong giao đãi bạn bè.Hơn thế, anh còn là một nghệ sĩ đầy chất lãng tử, hào hoa.

Người “thổi hồn” cho những nốt nhạc.

Tác giả bài viết (bên trái) và nhạc sỹ Đỗ Thanh Khang 

Xin cảm ơn nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang, người đồng đội cựu chiến binh, người bạn, người anh, người nhạc sĩ mà tôi trân quý, ngưỡng mộ! Chúc anh luôn an vui, mạnh khoẻ, yêu đời, tràn trề cảm hứng sáng tạo, để tiếp tục chắp cánh giai điệu hay cho những vần thơ đẹp, mang đến niềm vui cho bạn bè và người hâm mộ quý mến anh, cũng như để thoả...đam mê như nhạc sĩ đã, đang và sẽ mãi luôn là như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Người “thổi hồn” cho những nốt nhạc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO