Người lao động kêu trời vì phải đóng hơn 300 triệu đồng đi Nhật?

Điều tra của Nhân Thịnh| 12/06/2017 12:53

Mỗi một lao động muốn đi XKLĐ sang Nhật, người lao động phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí có công ty thu phí “trên trời” tới hơn 300 triệu đồng khiến cho nhiều người đi lao động sau 3 năm lao đao vẫn chưa trả hết nợ đã phải trốn ra ngoài làm. Nhưng, vì trốn ra ngoài làm mà người lao động lại bị phía công ty gây khó dễ…


trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản

Trong đơn gửi đến báo Người Hà Nội, lao động Nguyễn Thị Linh Mỹ, sinh ngày 14/10/1993 ở khu 6, Bình Bộ, Phù Ninh, Phú Thọ khẩn thiết cầu cứu các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh việc Công ty XKLĐ Texgamex tại Hà Nội (Công ty Hoàng Việt) có dấu hiệu làm trái quy định của nhà nước như thu phí trên trời, tới hơn 300 triệu đồng để đi Nhật?…

Theo đơn của chị Mỹ, vào hồi tháng 6 năm 2014, chị Mỹ có tham gia chương trình thực tập sinh do Công ty Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Texgamex làm công ty môi giới. Khi đi, tôi có phải nộp một khoản tiền chống trốn là 60 triệu đồng, chưa kể các loại chi phí bên ngoài và chi phí trả cho công ty lên tới hơn 300 triệu đồng?.

Người lao động kêu trời vì phải đóng hơn 300 triệu đồng đi Nhật?

Đơn thư của người lao động gửi báo Người Hà Nội

Nhưng, khi sang Nhật, tại nơi làm việc do mức lương tôi nhận được không giống như trong hợp đồng được ký ở Việt Nam và do điều kiện khách quan, môi trường nhà chủ đối xử tệ bạc và thái độ công việc không tốt, không tôn trọng người lao động, có những cư xử thái quá. Đặc biệt, với mức lương quá thấp chỉ từ 7- 8 Man trên 1 tháng. Với mức lương quá thấp như vậy, sau 3 năm làm việc ở Nhật, tôi vẫn thấy chưa đủ điều kiện để trả hết số tiền vay nợ tới hơn 300 triệu đồng để được đi Nhật.

Trước tình hình này, tôi đã phải trốn ra ngoài làm. Tôi bị trục xuất về nước vào ngày 30/1/2017. Sau khi về nước tôi có tìm đến công ty Texgamex thanh lý hợp đồng để lấy lại số tiền đặt cọc và những văn bằng chứng chỉ giấy tờ. Công ty không những không giải quyết mà còn lên giọng uy hiếp sẽ kiện tụng và xử phạt tại chỗ số tiền có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Theo tôi được biết, khi lao động đi sang Nhật, các công ty không được phép thu tiền đặt cọc chống trốn bởi vì khi sang Nhật, tôi bị ép phải ký và phải trả lời những câu hỏi của bên tiếp nhận. Họ nói với tôi là: người lao động không phải mất bất kỳ một loại chi phí nào khác ngoài chi phí đơn hàng.

Tôi nghĩ, bên phía công ty tiếp nhận tôi bên Nhật họ quá đáng như thế nào thì ở Texgamex là biết rõ nhất bởi vì khi tôi còn trong thời gian lao động ở bên Nhật thì có lần công ty Texgamex đã gọi điện sang trao đổi với tôi về vấn đề đó. Nhưng, hôm nay tôi có đến công ty để giải quyết hợp đồng công ty Texgamex đã gây khó khăn về vấn đề của tôi với lý do tôi là người bỏ trốn để từ chối thanh lý hợp đồng tài chính trước khi bay tôi đã nộp. Họ nói với lý do họ đã thu lại hết các biên lai thu tiền nên tôi không thể chứng minh tôi đã nộp tiền theo quy định riêng do họ đặt ra.

Nay, tôi làm đơn này, kính đề nghị phía cơ quan vào cuộc xác minh làm rõ những vấn đề trên để trả lại quyền lợi chính đáng cho tôi. Trước khi đi, gia đình tôi đã rất khó khăn vay mượn, thế chấp tài sản của gia đình và mượn thêm sổ đỏ của anh em họ hàng rất nhiều vốn để có được khoản tiền khổng lồ hơn 300 triệu đồng nộp cho công ty Texgamex – Hà Nội.

Lúc trước tôi đi công ty này có địa chỉ ở số 26, lô FX1 – Pháp Vân, Hoàng Mai - Hà Nội, nay tôi về nước thì công ty có tên là Hoàng Việt ở địa chỉ mới tại tầng 1, tòa nhà No9B2 - khu đô thị mới Dịch Vọng, Cầu Giấy - Hà Nội. Hiện nay với khoản nợ hàng trăm triệu đồng gia đình tôi đang nợ rất khó khăn để trả, tôi kính mong các cơ quan sớm tìm ra công lý.

Người lao động kêu trời vì phải đóng hơn 300 triệu đồng đi Nhật?

Giấy biên nhận nhận tiền đặt cọc của một người tên Nguyễn Bá Nam nhận tiền từ người nhà lao động Dương

Cũng giống như chị Linh Mỹ, gửi đơn đến Báo Người Hà Nội, anh Đỗ Long Dương sinh ngày 20/11/1991, quê quán Long Xuyên, Bình Giang, Hải Dương, số CMND: 142486132, Công an Hải Dương cấp ngày 22/2/2010. Theo anh Dương, ngày 24/3/2012 tôi có đi sang Nhật theo chương trình thực tập sinh thông qua Công ty Cổ phần TMS nhân lực làm môi giới, chi phí đi do công ty TMS đặt ra là 8.500 USD trên 1 người (phí làm visa vé máy bay) để được qua Nhật làm việc.

Bên cạnh đó còn những khoản tiền phát sinh khác như 1.000 USD tiền phí môi giới cho người công ty (tiền bảo kê đỗ khi thi đơn hàng) cộng 10.000.000 VNĐ tiền nhập học trước khi vào trung tâm đào tạo tiếng Nhật học tập và cộng 41.800.000 tiền chống trốn gọi là tiền đặt cọc. Tổng số tiền ước tính tôi phải đóng cho Công ty TMS nhân lực lên tới 300.000.000 VNĐ (ba trăm triệu đồng)…

Trước khi đi tôi có ký với Công ty Cổ phần TMS Nhân lực một hợp đồng qua Nhật làm việc lợp ngói thời gian 03 năm. Hợp đồng có những điều khoản sau: Trợ cấp giai đoạn thực tập kỹ năng: 60.000 yên/1 tháng, lương ký hợp đồng 1 tháng là 130.000 yên, điều kiện sinh hoạt là 02 người/1 phòng, điều kiện ăn ở thoải mái không bị gò bó ép buộc, công việc không làm quá 8 tiếng/1 ngày, giờ làm thêm không quá 60 tiếng/1 tháng…

Nhưng đến khi sang Nhật thì thực tế lại không diễn ra như khi tư vấn và trong hợp đồng đã ký. Tiền trợ cấp giai đoạn 1 thực nhận là: 18.000 yên, tiền lương nhận được cũng thấp, sinh hoạt khổ cực 6 người trong 1 phòng (40m2), ở lẫn với nhiều người...

Đặc biệt trong khi làm việc, chúng tôi bị công ty gò bó ép buộc, ăn ngủ cùng với côn trùng, gián, muỗi… Công việc bị ép làm từ 04 giờ sáng tới tận 07 giờ tối có khi làm tới đêm chưa về đến nhà. Giờ làm thêm thì quá nhiều nhưng không được tính vì bên công ty tiếp nhận họ bảo trừ vào tiền chi phí đi lại.

Vì quá bức xúc với điều kiện công việc và sinh hoạt nên tôi đã điện về phía Công ty TMS nhân lực để được giúp đỡ nhưng chỉ nhận được câu trả lời là không. Vậy, nên tôi đã trốn ra ngoài làm để mong co tiền trả số nợ vay mượn 300 triệu đồng đã đóng cho công ty TMS đã đóng trước khi đi…      

Cùng có tên trong đơn kêu cứu gửi đến Báo với Dương còn có anh Mai Khánh Toàn sinh ngày 26/8/1990, quê quán Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình, số Chứng minh nhân dân: 164475120 do Công an Ninh Bình cấp ngày 19/1/2010. Cũng như anh Dương, anh Toàn đã phải đóng cho Công ty TMS nhân lực 41.800.000 đồng tiền đặt cọc để được sang Nhật.

Đặc biệt hơn là còn có người phải đóng tới hơn 100 triệu đồng tiền đặt cọc chống trốn cho Công ty TMS để được sang Nhật. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Danh Khương, sinh ngày 11/5/1986, quê quán Tân Tiến, An Dương, Hải Phòng. Trong đơn anh biết đã phải đóng 107 triệu đồng tiền đặt cọc…

Theo phản ánh của những lao động trên, với việc thu tiền đặt cọc, những công ty này có dấu hiệu lợi dụng nguồn vốn và tự ý thu phí trên trời, vượt quá quy định của nhà nước, Báo Người Hà Nội xin chuyển nội dung đơn thư bạn đọc đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599

Bài 2: Bơ vơ xứ người

(0) Bình luận
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
  • Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - Vietnam Expo 2025
    Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng 2/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam từ năm 1991 do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại chỉ đạo và Công ty Vinexad tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Tây Hồ tiếp nhận một tổ chức Đảng mới: Thêm nguồn lực xây dựng quận phát triển xanh, bền vững
    Ngày 14/4/2025, tại hội trường Quận ủy Tây Hồ đã long trọng diễn ra Lễ chuyển giao – tiếp nhận Đảng bộ Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội trong việc kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo, định hướng của Quận ủy Tây Hồ trong công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện.
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những sáng tác mới chủ đề "Bài ca thống nhất"
    Sáng ngày 15/4/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Bài ca thống nhất” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Hòa cùng sự kiện lớn của đất nước, những ca khúc được giới thiệu mang đến không khí hào hùng, vang vọng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
Người lao động kêu trời vì phải đóng hơn 300 triệu đồng đi Nhật?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO