Người Ba Vì giữ nếp nhà cổ

HNM| 17/02/2022 11:40

Ngày đầu xuân, đường về huyện Ba Vì như đẹp hơn bởi màu xanh của cây đối đâm chồi, nảy lộc. Các đường làng, ngõ xóm đều phong quang, thấp thoáng trong thôn xóm là những ngôi nhà cổ nhuốm màu thời gian. Trò chuyện bên ấm trà nóng, phóng viên Báo Hànộimới được nghe kể về việc gìn giữ kiến trúc cũng như không gian văn hóa xưa. Chính quyền và nhiều hộ dân ở huyện Ba Vì đang tìm giải pháp để gìn giữ nếp nhà cổ như mong muốn sự bình an trong chính tâm hồn mình.

Người Ba Vì giữ nếp nhà cổ
Ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Bá Tạo, thôn Cốc Thôn, xã Cam Thượng (huyện Ba Vì) được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian

Xã Cam Thượng (huyện Ba Vì) nằm ngay cạnh Quốc lộ 32A, đang "thay da đổi thịt" từng ngày. Nhưng thấp thoáng sau các con ngõ nhỏ vẫn còn những ngôi nhà cổ gắn với lịch sử của làng, của các dòng họ qua bao thế hệ đã tô đậm dấu ấn văn hóa nơi đây.

Pha ấm trà mời khách, ông Nguyễn Bá Tạo, xóm Đình Thôn (thôn Cốc Thôn, xã Cam Thượng), chủ nhân của ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tự hào cho biết: "Niên đại của ngôi nhà này chưa khẳng định được chính xác, chỉ biết rằng, nhiều thế hệ gia đình tôi đã ở và gìn giữ để ngôi nhà còn được vẻ đẹp nguyên gốc. Chúng tôi quan niệm rằng, gìn giữ nếp nhà cũng là gìn giữ gia phong. Hiện nay, anh em, con cháu trong gia đình đều đã có cuộc sống riêng và ngôi nhà này là nơi mọi người trở về sum họp vào mỗi dịp lễ, Tết, hàn huyên, tâm sự và giáo dục con cháu biết trân trọng, phát huy những giá trị cha ông đã xây đắp".

Còn ông Nguyễn Tiến Liên, cũng ở xóm Đình Thôn, chủ nhân ngôi nhà hơn 200 tuổi tâm sự: "Mấy năm trước, gia đình tôi từng có ý định dỡ bỏ ngôi nhà này để xây dựng nhà mới. Tuy nhiên, sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi quyết định xây dựng ngôi nhà mới ở phía đối diện và giữ lại ngôi nhà cổ như một phần trong đời sống của gia đình".

Không chỉ ở xã Cam Thượng mới có những ngôi nhà cổ, xã Phú Sơn (huyện Ba Vì) cũng có nhiều nếp nhà cổ độc đáo nhuốm màu thời gian. Một trong những ngôi nhà đó, phải kể tới ngôi nhà của gia đình ông Chu Trương Chinh ở xóm Tả (thôn Thượng Tả, xã Phú Sơn). Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1831 và đã có 7-8 thế hệ được sinh ra và lớn lên ở đây. Nhà gồm 9 gian, xây bằng đá ong, 4 góc nhà là 4 cột trụ, đầu đắp cao theo kiểu đèn lồng; khung nhà làm bằng gỗ xoan theo lối câu đầu lộn túi, 2 mái chồng giường, cột 6 hàng chân, 12 cánh cửa bức bàn còn nguyên vẹn. Đồ thờ tự như hoành phi, câu đối, bài vị… đều được các thế hệ gìn giữ nguyên vẹn từ lúc xây dựng nhà cho tới nay.

Nỗ lực gìn giữ di sản văn hóa

Hầu hết nhà cổ ở địa phương được thiết kế 3 gian, 2 chái. Gian chính giữa dùng để thờ tự, các gian còn lại dùng để sinh hoạt. Theo công chức văn hóa - xã hội xã Cam Thượng Quách Thị Hồng, trước đây, nhiều gia đình không tính toán thấu đáo mà phá dỡ nhà cổ. Đây là một điều đáng tiếc không chỉ với các gia đình mà cả những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương. May mắn là một số hộ dân vẫn giữ được nguyên vẹn ngôi nhà, vì xem đó là báu vật cha ông để lại. Ngôi nhà không chỉ là mái ấm chở che cho các thế hệ trong gia đình khôn lớn, trưởng thành, mà còn là nơi để giáo dục con cháu về những nét đẹp truyền thống gia đình và quê hương. Giờ đây khi đã có điều kiện về kinh tế, thay vì phá dỡ, xây dựng mới, nhiều gia đình đã dành kinh phí để sửa sang, giúp ngôi nhà thêm chắc chắn.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì Lê Khắc Nhu cho biết: “Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện Ba Vì còn vài chục ngôi nhà cổ, trong đó những ngôi nhà có niên đại hơn 100 năm không còn nhiều và chủ yếu ở các xã Cam Thượng, Phú Sơn. Phần lớn nhà cổ đều là sở hữu tư nhân, do vậy, việc lồng ghép giữa bảo tồn và phát huy giá trị của nhà cổ gắn với nhu cầu của người dân là hết sức khó khăn. Thế nên, cùng với việc tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức về giá trị lịch sử, văn hóa của nhà cổ, cần có những giải pháp hỗ trợ người dân trong việc bảo tồn. Huyện rất mong được các cấp, ngành quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa mà cụ thể là những ngôi nhà cổ trên địa bàn nhằm góp phần lưu dấu thời gian, làm giàu thêm cho vốn văn hóa của mảnh đất Ba Vì”.

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung, tôn tạo các ngôi nhà cổ nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Chia sẻ suy nghĩ này, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết thêm, hiện nay nhiều ngôi nhà cổ trên địa bàn huyện đã xuống cấp. Trong khi đó, dân số trong các gia đình sở hữu nhà cổ tăng lên, đời sống phát triển kéo theo nhu cầu về diện tích ở, nên nhiều nhà gỗ truyền thống dần được thay thế bởi nhà mái bằng, cao tầng. Vì vậy, cùng với các chính sách hỗ trợ người dân giữ nếp nhà cổ, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động chủ nhân các ngôi nhà bảo tồn, tôn tạo để gìn giữ những giá trị di sản văn hóa truyền thống.

(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Người Ba Vì giữ nếp nhà cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO