Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới

Tin tức| 28/05/2019 10:45

Các chuyên gia nghệ thuật vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của "Salvator Mundi" (Đấng cứu thế) - bức tranh đắt giá nhất thế giới.

Tờ The Guardian (Anh) dẫn thông tin từ Bảo tàng Lourve cho biết, các nhà quản lý bảo tàng này sẽ không đưa bức tranh đắt giá nhất thế giới Salvator Mundi (Đấng cứu thế) vào triển lãm về danh họa Leonardo da Vinci năm nay tại Paris. Họ tin rằng tác phẩm này không chỉ của riêng Leonardo.

Salvator Mundi đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới khi được nhà đấu giá Christie ở New York bán với giá 450 triệu USD năm 2017.

Trong khi một số chuyên gia hàng đầu thế giới về danh họa Leonardo, bao gồm Martin Kemp, giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Oxford, khẳng định chắc nịch đây là tác phẩm đã thất lạc của bậc thầy hội họa này thì nhiều người khác lại thận trọng hơn hay thậm chí là thẳng thắn bác bỏ.

Người mua tác phẩm này là hoàng tử của Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, người đã cho rằng Salvator Mundi sẽ trở thành một “ngôi sao” của Bảo tàng Louvre Abu Dhabi. Tác phẩm này cũng được Bảo tàng Louvre ở Paris mượn để trưng bày nhân chương trình kỷ niệm 500 Ngày mất của Leonardo da Vinci.

Tuy nhiên, việc triển lãm tác phẩm này ở Abu Dhabi bất ngờ bị dừng lại vào năm ngoái và việc cho Paris mượn như dự kiến trong chương trình mùa thu này sẽ không xảy ra, nhà văn kiêm nhà sử học về nghệ thuật Ben Lewis chia sẻ.
Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới
Danh họa Leonardo da Vinci.

Chuyên gia Lewis cho biết: “Các nguồn tin nội bộ từ Bảo tàng Louvre, từ các nguồn khác nhau, nói với tôi rằng không nhiều người phụ trách nghĩ bức tranh này là một bút tích của Leonardo da Vinci".

Ông Lewis chính là tác giả cuốn sách The Last Leonardo với việc vẽ sơ đồ mô tả nguồn gốc phức tạp và lịch sử của bức tranh đắt giá này.

Salvator Mundi có kích thước 45,4 cm x 65,6 cm, vẽ Chúa Jesus với một tay làm dấu ban phước, một tay cầm quả cầu pha lê. Tác phẩm được cho là vẽ năm 1500.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO