Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm: Đắm đuối với từng khoảnh khắc Thủ đô

Hanoimoicuoituan| 13/09/2022 21:06

Hơn 60 năm sinh sống, gắn bó với Hà Nội, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Lại Diễn Đàm (người được phong tước hiệu “Nhà nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc” - E.VAPA/G) có một tình yêu lớn với mảnh đất này. Ông đã chọn nhiếp ảnh là phương tiện để chuyển tải tâm tư, tình cảm, góc nhìn về Thủ đô. Ông là tác giả của hàng nghìn bức ảnh độc đáo, thú vị về Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm: Đắm đuối với từng khoảnh khắc Thủ đô

1. Tôi gặp NSNA Lại Diễn Đàm trong một hội thảo do Hội NSNA Hà Nội tổ chức bàn về phương hướng, giải pháp để nâng tầm vị thế của nhiếp ảnh Thủ đô, và lập tức bị thu hút bởi ý kiến tâm huyết, sắc sảo của ông. Ông bảo: “Nhiếp ảnh Hà Nội muốn nâng tầm vị thế thì bản thân mỗi nghệ sĩ phải không ngừng nỗ lực, cố gắng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, phải tác nghiệp bằng tình yêu cháy bỏng với Hà Nội. Nhiếp ảnh là một cuộc chơi tốn kém về tiền bạc, tốn kém về thời gian, công sức nhưng đó là cuộc kiếm tìm, khám phá nghệ thuật đầy thú vị”.

Trong mắt những nghệ sĩ nhiếp ảnh tại Thủ đô, Lại Diễn Đàm như một người bạn chân thành, một người thầy tâm huyết, sáng tạo và không ngại trao truyền kiến thức, kinh nghiệm cho những người mới vào nghề. NSNA Trần Văn Cường, Phó Trưởng ban Kiểm tra Hội NSNA Hà Nội chia sẻ: “Lại Diễn Đàm là tác giả của những bức ảnh rất riêng, thể hiện cái đẹp không cầu kỳ mà rất dân dã, đời thường. Anh đã tìm tòi, phát hiện ra vẻ đẹp bình dị xung quanh cuộc sống chúng ta mà qua ống kính của anh đã trở thành vẻ đẹp đặc sắc. Đó là điều mà không nhiều nghệ sĩ có thể làm được”.

Còn NSNA lão thành Đinh Quang Thành thì cho rằng: “Các bức ảnh của Lại Diễn Đàm được chụp cẩn thận, tỉ mỉ, ánh sáng tạo hình rất sinh động, phong phú. Là người có kiến thức sâu về hội họa, âm nhạc nên các tác phẩm của anh có nhịp điệu, có hồn...”.

Sinh ra ở huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định), nhưng năm 1960, khi mới 12 tuổi, Lại Diễn Đàm đã theo gia đình chuyển lên sống tại Thủ đô, vì thế, ký ức về Hà Nội luôn đầy ắp trong ông. Sớm bộc lộ tố chất nghệ thuật, ông được gia đình tạo điều kiện cho theo học hội họa trong 5 năm rồi học violon trong 5 năm nữa. Nhưng cuối cùng “bến đỗ” mà ông cảm thấy phù hợp nhất chính là nhiếp ảnh. Tuy nhiên, ông không phủ nhận vai trò của hội họa, âm nhạc trong phong cách sáng tạo nghệ thuật nhiếp ảnh của mình. Bên cạnh tố chất nghệ thuật “trời ban”, ông là người hay tìm tòi, chịu khó học hỏi.

Để theo đuổi nghề nhiếp ảnh, ông đã mày mò học hỏi từ các bậc lão thành trong nghề như Đinh Đăng Định, Trịnh Hải, Đinh Quang Thành, Võ An Ninh... và từng công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) rồi Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cho đến năm 1992...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm: Đắm đuối với từng khoảnh khắc Thủ đô
Tác phẩm "Dòng đời" của NSNA Lại Diễn Đàm.

2. Nhiều năm trước, Gallery ảnh Lại Diễn Đàm ở số 4B Đinh Liệt (Hà Nội) là nơi cung cấp ảnh nghệ thuật đẹp về đất nước, con người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cho mọi đối tượng khách hàng. Chả là về nghỉ hưu trong những năm đầy khó khăn, ông đã mở gallery ảnh ngay tại căn nhà của mình để có tiền trang trải cuộc sống cũng như phục vụ niềm đam mê nhiếp ảnh. Khách hàng đến với ông rất đông, trong đó đa phần là người nước ngoài bởi họ không những yêu thích những bức ảnh của ông mà còn bị thu hút bởi kiến thức, sự tâm huyết với nhiếp ảnh của ông. Gallery của ông trở thành một địa chỉ tin cậy, một điểm đến quen thuộc với nhiều khách hàng mà ở đó họ có thể được tận mắt ngắm những bức ảnh đẹp, những góc nhìn đa chiều về Hà Nội.

Ông bảo, ông có tình yêu lớn với Hà Nội mà ở đó không chỉ là nếp ăn, nếp ở, nếp sống đã trở thành truyền thống, “thương hiệu” của mảnh đất nghìn năm văn hiến mà còn là những phận người vì cuộc mưu sinh vẫn đang tất bật, ngược xuôi với gánh hàng, xe hàng... Trong các bức ảnh của mình, ông chú trọng đến góc máy, ánh sáng và nhất là bố cục phải đẹp, cân đối, hài hòa. “Nhiếp ảnh là sự sáng tạo thông qua công cụ hết sức tinh vi là chiếc máy ảnh. Thời đại công nghệ hiện nay, máy ảnh kỹ thuật số ngày càng hiện đại, cho phép người cầm máy dễ dàng thực hiện thao tác nhưng điều quan trọng là phải bấm máy bằng cái đầu mình. Tức là bức ảnh phải có nội dung, có thông điệp rõ ràng, nhân văn, ý nghĩa” - ông nhấn mạnh.

Dẫn tôi vào trong căn nhà ở số 4B Đinh Liệt, ông giới thiệu nhiều bức ảnh mà mình tâm đắc. Trong đó có bức “Dòng đời” mà ông chụp từ trên tòa nhà Hàm Cá Mập về một người thanh niên khuyết tật ăn mặc rách rưới, không đội mũ đẩy xe hàng trong cơn mưa nặng hạt, trong khi đó có 4 người ăn mặc lịch sự có ô che đi về phía đối diện. Ông bảo, cuộc sống của chúng ta còn quá nhiều người khó khăn, vất vả đang cần sự che chở, giúp đỡ. Hay bức “Tình mẫu tử” được chụp tại Hải Hậu quê ông với cảnh người mẹ đi chợ đội thúng lên đầu; trên thúng không chỉ có hàng hóa mà có cả đứa con đang hướng ánh mắt ngây thơ về phía người chụp. Xúc động với bức ảnh này, ông bảo, người mẹ Việt Nam luôn tần tảo, chịu thương, chịu khó, hết lòng lo cho những đứa con của mình như vậy đó.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm: Đắm đuối với từng khoảnh khắc Thủ đô
Tác phẩm "Hoa trong phố" của NSNA Lại Diễn Đàm.

3. Trong những ngày đại dịch Covid-19 hoành hành, không thể đi tác nghiệp, “buồn chân, buồn tay”, ông đã ở nhà vẽ tranh, và cho đến nay ông đã vẽ được mấy chục bức. Dù chuyển sang hội họa thì các chủ đề trong sáng tác của ông vẫn là Hà Nội. Đó là một Hà Nội vào thu đẹp ngây ngất, là hồ Gươm với tháp Rùa uy nghi, cổ kính... Khi nói sắp tới đây ông sẽ cùng những người bạn của mình mở triển lãm tranh, thấy tôi “mắt tròn, mắt dẹt” vì bất ngờ, ông bảo: “Ngày nào khỏe thì tôi lại đi chụp ảnh ở xung quanh Hà Nội, hoặc có thể tới vùng núi phía Bắc hay mạn Thanh Hóa, Nghệ An. Ngày nào cảm thấy yếu thì ở nhà vẽ tranh. Tôi không thể hình dung nổi mình sẽ sống ra sao nếu thiếu sáng tạo nghệ thuật”.

Với “gia tài” gồm 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế được trao cho những bức ảnh mang được hồn cốt, tâm thế, đời sống thường ngày của con người Việt Nam nói chung và con người Hà Nội nói riêng, ông như một đại sứ văn hóa mang hình ảnh đất nước, con người Hà Nội, con người Việt Nam mến khách, tươi đẹp đến với bạn bè quốc tế. Nhận được những lời tán dương, ông nhẹ nhàng xua tay thủ thỉ rằng: “Sáng tạo nghệ thuật là một biển trời mênh mông kiến thức, đòi hỏi mỗi nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, phải không được “giẫm vào chân mình”. Có lẽ vì quan điểm đó mà ông vẫn đang nỗ lực học hỏi, sáng tác từng ngày, dù đã ở tuổi 75 và có được tước hiệu cao quý nhất của Hội NSNA Việt Nam.

NSNA Lại Diễn Đàm sinh năm 1948 tại xã Văn Lý, huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Ông là hội viên Hội NSNA Việt Nam từ năm 1982. Năm 2007, ông cùng NSNA Nguyễn Dần là 2 nghệ sĩ đầu tiên được Hội NSNA Việt Nam trao tước hiệu “Nhà nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc" - E.VAPA/G. Trong sự nghiệp của mình, ông đã gặt hái 100 giải thưởng quốc tế và hàng trăm giải thưởng trong nước.

(0) Bình luận
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm: Đắm đuối với từng khoảnh khắc Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO