Ngày hội tinh hoa văn hóa Việt

Đaidoanket| 02/04/2019 08:50

Nhân ngày giỗ Vua Lý Thái Tổ (ngày 3/3 Âm lịch), từ ngày 5 đến 9/4, tại khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long, CLB Bảo tồn và Phát triển Di sản văn hóa Việt sẽ tổ chức “Festival Văn hóa truyền thống Việt và giao lưu văn hóa quốc tế 2019”. Nhân dịp này, bà Hồ Như Quỳnh - Chủ tịch CLB Bảo tồn và Phát triển văn hóa di sản Việt đã có những chia sẻ với báo chí.

Ngày hội tinh hoa văn hóa Việt
   Bà Hồ Như Quỳnh.

PV:Thưa bà! Với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng và đang có xu hướng hiện đại, lý do gì bà lại chọn sự “hoài cổ” để tổ chức một chương trình văn hóa?

Bà Hồ Như Quỳnh: Điều đầu tiên tôi muốn khẳng định là BTC xây dựng “Festival Văn hóa truyền thống Việt và giao lưu văn hóa quốc tế 2019” với kế hoạch bảo tồn, lưu giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tái hiện lại nét văn hóa xưa, nhằm gợi nhớ tinh thần dân tộc. Nhân đây với mục đích hội tụ, kết nối tinh hoa dân tộc Việt và xây dựng tình hữu nghị văn hóa Quốc tế. Ban tổ chức xây dựng và đầu tư cho Lễ hội chương trình bài bản và quy mô với mục đích thổi lửa văn hóa vào hồn dân tộc một cách tinh tế bao gồm yếu tố Văn hóa - Chính trị - Giao thương quốc tế. 

Vậy đâu là điều đặc biệt mà chương trình sẽ đem đến cho khán giả?

- Chương trình diễn ra trong 5 ngày ngoài triển lãm giới thiệu sản phẩm Việt thì lễ hội có sự tham gia đặc biệt giao lưu văn hóa và kinh tế của 30 Đại sứ quán các nước. Với đêm đầu tiên, BTC tổ chức Festival sẽ mang tới cho khán giả những nét tinh túy của văn hóa 3 miền thông qua những tiết mục độc đáo của đạo diễn Vạn Nguyễn và nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên. Xuyên suốt 5 ngày với quy mô lớn, các chương trình trình diễn đều mang câu chuyện hấp dẫn với sự tham gia của các đạo diễn gạo cội và các diễn viên, đạo cụ dân gian đình đám. Ngoài ra, lễ hội còn có những hội thảo và tọa đàm văn hóa phong thủy, nghi lễ thờ cúng, nghi lễ đạo Mẫu, nghi thức trầu văn, hầu đồng. Lễ hội được dàn dựng công phu, mô phỏng, tái hiện cảnh làng cổ, chợ xưa, cây tre, giếng nước, mái đình, làng nghề, hoàng cung, con đường nón và các loại hình văn hóa dân gian…

Đặc biệt, lễ hội còn là loại hình kết nối tinh hoa văn hóa Việt đến với bạn bè Quốc tế, thể hiện ở nhiều gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm nhằm quảng bá hình ảnh và khẳng định hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế nước nhà đối với bạn bè quốc tế; đồng thời, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp tham gia giao thương kết nối và phát triển nền kinh tế nước nhà. Đây là sự kiện mang đậm ý nghĩa sâu sắc đầy tính nhân văn tới cộng đồng. Chương trình cũng là dịp tri ân, báo công tưởng nhớ công đức tới hồn thiêng sông núi và các bậc tiền nhân đất Việt.

Vậy thông điệp của Festival muốn gửi đến khán giả là gì?

- Với Festival này, bản thân tôi dành quá nhiều tình yêu và tâm huyết với mong muốn xây dựng văn hóa đất nước và phát triển tốt giá trị phù sa di sản Việt Nam. Đây cũng là Lễ hội Văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, lần đầu tổ chức nên sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cho lễ hội thành công tốt đẹp và mang lại danh tiếng cho nền văn hóa nước nhà. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng kỳ vọng “Festival Văn hóa truyền thống Việt và giao lưu văn hóa quốc tế 2019” là loại hình kết nối tinh hoa văn hóa đất nước tới bạn bè thế giới. BTC ấp ủ xây dựng chương trình nhằm nâng cao và truyền tải thông điệp, lưu truyền giá trị văn hóa truyền thống dân gian và giới thiệu văn hóa Việt xưa tới bạn bè quốc tế. Ở đó, lễ hội là chương trình tổng hòa các loại hình nghệ thuật dân gian, ẩm thực, tái hiện truyền thống văn hóa cổ xưa, cổ trang, hoàng cung, triển lãm tranh Đông Hồ, tranh cổ, tranh hiện đại... Những giá trị ấy tạo ra nền văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Lễ hội diễn ra cũng nhằm lưu giữ văn hóa, tái hiện hình ảnh văn hóa xưa tới giới trẻ là học sinh, sinh viên để nhắc nhở rằng những tinh hoa cũ đã tạo nên giá trị mới ngày hôm nay. Lễ hội dự kiến sẽ thu hút khoảng 80.000 đến 100.000 lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan.

Trân trọng cảm ơn bà!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Ngày hội tinh hoa văn hóa Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO