Ngày 9-7 phát động chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng

Thu Trang/Hanoimoi| 09/07/2020 10:06

Cuối giờ chiều 7-7, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp khẩn với các chuyên gia y tế về biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh này tại khu vực Tây Nguyên, các chuyên gia y tế bày tỏ quan ngại, bệnh có khả năng lan rộng do tỷ lệ miễn dịch cộng đồng ở những vùng có bệnh rất thấp. Trước mắt, ngành Y tế sẽ triển khai vắc xin phòng bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh.

Số ca mắc gấp 3 lần năm 2019

Theo Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc bệnh bạch hầu đã gấp 3 lần năm 2019.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2020 đến chiều 7-7-2020, khu vực Tây Nguyên ghi nhận 63 ca dương tính với bạch hầu, trong đó có 3 ca tử vong. Cụ thể, tỉnh Đắk Nông có 25 ca, tỉnh Gia Lai có 15 ca, tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên số ca mắc là 22. Riêng Đắk Lắk là tỉnh mới nhất ghi nhận ca mắc đầu tiên.

"Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ khoảng 6%. Riêng 3 trường hợp tử vong đều do phát hiện bệnh muộn", ông Đặng Quang Tấn nói.

Ngày 9-7, sẽ phát động chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng

Toàn cảnh cuộc họp

Về công tác điều trị, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn điều trị bạch hầu kết hợp sốt xuất huyết, Covid-19 cho 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, khoanh vùng triệt để; chuẩn bị sẵn các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện vật tư tiêu hao, thuốc...

Theo các chuyên gia về điều trị và dự phòng, nên tổ chức cấp cứu tại chỗ để bảo đảm an toàn cho người bệnh, tránh việc chuyển viện gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, do biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là viêm cơ tim, suy tim, gây ngừng tim... nên trong điều trị cần chú trọng hồi sức tim mạch.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, so với các năm trước đây, tình hình bệnh bạch hầu có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể, diện mắc rộng hơn, nhiều địa bàn mắc hơn, đối tượng mắc rải rộng mọi lứa tuổi, không riêng ở trẻ em. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do bệnh này đến thời điểm hiện nay khá cao.

Tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng

Bạch hầu là bệnh lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp người bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong 5-7%, có vùng tới 20%. Tử vong chủ yếu do biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh này có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu dồn sức kiểm soát, phòng, chống bệnh bạch hầu như từng phòng, chống dịch Covid-19.

"Cục Y tế dự phòng phối hợp với chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai ngay chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng, cho tất cả đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là việc cấp bách", quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Dự kiến, ngày 9-7, Bộ Y tế sẽ tổ chức phát động chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng để phòng, chống dịch bệnh, trong đó có bạch hầu. Với trẻ em, tiêm vắc xin "3 trong 1" phòng bệnh bạch hầu, còn với người lớn tiêm vắc xin Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu). Tuy nhiên, hiện nay cần tiêm cho người dân ở vùng có bệnh trước, đó là 4 tỉnh Tây Nguyên; sau đó, tính tới việc tiêm phòng cho các tỉnh có nguy cơ. Bên cạnh đó, cần triển khai ngay điều trị dự phòng với người có tiếp xúc mầm bệnh và những người trong khu vực có mầm bệnh.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu khoanh vùng, thực hiện cách ly với tất cả những xã có người mắc. Đặc biệt, ngay từ bây giờ, tập trung cao độ cho điều trị. Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai tiến hành đào tạo, tập huấn cho cán bộ 4 địa phương có ca mắc, đồng thời phối hợp Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương để thực hiện.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo rà soát tất cả phác đồ điều trị, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc; khởi động lại chương trình truy vết, xem lại toàn bộ yếu tố dịch tễ của khu vực này, từ đó giúp khoanh vùng, ngăn chặn bệnh càng sớm càng tốt.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Ngày 9-7 phát động chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO