Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình

Nguyễn Trần Thái| 09/06/2018 16:41

Trong nghệ thuật truyền hình ngoài sân khấu thiên bẩm còn kể đến sự đam mê, nhiệt huyết đến si cuồng mới đến sự thành công, tạo ra ngôn ngữ riêng cho mình bằng sắc màu, đường nét, bố cục… Những hình thể ấy mắt thường có thể cảm nhận. Song có những điều phải thông qua cảm quan tâm hồn mới nhận ra. Cố họa sĩ Trần Chắt đã làm được điều đó. Ông dắt tay ta vào thế giới rất thật, rất ảo đặng để cho tầm thẩm mỹ nâng cao và yêu quí giá trị tinh thần, vật chất mà nhân loại không ngừng sáng tạo, tô điểm tốt đẹp thêm

Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
Họa sĩ Trần Chắt 
Họa sĩ Trần Chắt (Đông A Trần), sinh năm 1943 tại Minh Cường, Thường Tín, Hà Tây (nay là TP. Hà Nội). Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khóa I (năm 1971), là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành hội họa. Ông là một trong số những họa sĩ đặt nền móng cho loại hình thiết kế mỹ thuật: Sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, truyền hình… ngay từ ngày đầu thành lập đài truyền hình. Họa sĩ Trần Chắt đã kết hợp rất linh hoạt giữa các yếu tố thẩm mỹ của các loại hình nghệ thuật: Đồ họa, hội họa đưa vào thiết kế sân khấu; đề cao thẩm mỹ đương đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc…

Những khán giả sân khấu kịch cũng như khán giả phim do ông thiết kế mỹ thuật hẳn đã thấy một họa sĩ Trần Chắt tài năng điều khiển “lớp lang” hậu phông hoành tráng. Họa sĩ Trần Chắt là người sôi nổi, đam mê, yêu nghề. Ông để lại sự quí trọng và những ảnh hưởng lớn trong việc bồi đắp, truyền thụ kinh nghiệm cho lớp họa sĩ trẻ trong nghề thiết kế sân khấu. Hai mươi chín năm làm việc ở Đài truyền hình Việt Nam, ông đã có hàng trăm thiết kế mỹ thuật, chương trình phát sóng được đông đảo khán giả, đồng nghiệp thán phục. Có lẽ ông là người họa sĩ duy nhất của Đài truyền hình Việt Nam làm thiết kế mỹ thuật phim truyện nhựa. Năm 1978, là hai tập phim truyện nhựa “Mưa rơi trên thành cổ” – Điện ảnh Công an Nhân dân. Năm 1980 là phim “Vệt sáng ngược” – Điện ảnh Công an Nhân dân. Ông cũng là người đầu tiên thiết kế mỹ thuật cho phim video của Việt Nam (phim video “Dưới chân núi trắng” – Đài truyền hình Việt Nam và truyền hình An ninh kết hợp sản xuất năm 1979, và cũng là người đầu tiên thiết kế mỹ thuật cầu truyền hình… Phải kể đến cầu truyền hình Việt Nhật, cầu truyền hình Liên Xô, cầu truyền hình Hà Nội – Huế…; Thiết kế mỹ thuật cho chương trình ca nhạc, chương trình VTV3: Tác phẩm mới – Từ ánh mắt đến nụ cười, Người trong cuộc, 24 hình/s, Dành cho người hâm mộ, CLB bạn yêu thơ… Và còn thiết kế mỹ thuật cho nhiều vở diễn ngoài đài. Đấy là những đóng góp lớn lao, tình yêu và dâng hiến của ông cho sân khấu, điện ảnh nước nhà…

Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
Tác phẩm “Sen và chuồn chuồn” - Sơn dầu của Trần Chắt.
Họa sĩ Trần Chắt song hành cùng đồ họa và hội họa. Trong hai lĩnh vực này ông đều tỏa sáng. Ông là họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu song là người đam mê cuồng nhiệt hội họa. Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành hội họa năm 1973. Ông thể nghiệm các tác phẩm hội họa trên nhiều chất liệu: khắc gỗ, lụa, sơn dầu, giấy dó…

Đương thời cố nhà văn, nhà viết kịch Tào Mạt có một câu bằng chữ Hán tặng nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, lúc đó đang làm cho tạp chí Nghệ thuật thứ bảy:

Văn chương vi chính nghiệp
Thông tấn tác mưu sinh

Dịch nghĩa:

Lấy văn chương làm nghiệp chính
Lấy báo chí để mưu sinh.

Ở đây với họa sĩ Trần Chắt có phần tương tự. Ông làm việc ở Đài truyền hình Việt Nam, với công việc thiết kế mỹ thuật sân khấu. Đương nhiên là họa sĩ hưởng lương tháng để sinh sống và dành dụm nuôi những tác phẩm hội họa cũng như thiết kế mỹ thuật. Và ông đã gặt hái thành công không nhỏ với nhiều giải thưởng quốc gia, có tranh triển lãm tại một số nước trên thế giới. Những tác phẩm chính về hội họa của Trần Chắt: Hoa hồng bạch - khắc gỗ năm 1970, Ngõ quê -  khắc gỗ năm 1973 (hai tác phẩm này hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); Khuê Văn Các – lụa năm 1978 (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Phương Đông - Nga), Cái chết trắng – Sơn dầu, Cái chết màu da cam – Sơn dầu, Sự huyễn hoặc của biển – Sơn dầu…

Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
Tác phẩm “Thiếu nữ và ngựa” - Sơn dầu của Trần Chắt

Có một điều ít biết về họa sĩ Trần Chắt: Ông chính là người sáng tác lô gô Đài truyền hình Việt Nam (bây giờ vẫn hiện hữu). Và một điều cũng rất đặc biệt là cả gia đình ông cùng cầm cọ vẽ. Vợ ông - họa sĩ Minh Thuyết đã từng học cùng khóa với ông; hai cô con gái Vi Linh và Cẩm Linh và các con rể của ông đều là họa sĩ. Năm 2001 gia đình cố họa sĩ Trần Chắt đã triển lãm “Gia đình vẽ” tại nhà triển lãm 16 phố Ngô Quyền, Hà Nội. 
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Bùi Thế Đức
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bùi Thế Đức.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Xuân Hải
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Xuân Hải.
  • Chùm thơ của tác giả Giang Đăng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Giang Đăng.
  • Sau mưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sau mưa của tác giả Đặng Huy Giang.
  • Câu thơ em thả lên trời
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Câu thơ em thả lên trời của tác giả Quang Hoài.
  • Trong tôi ước nguyện…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trong tôi ước nguyện… của tác giả Nguyễn Thị Mai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Nét nhấn họa sĩ Trần Chắt trên sân khấu truyền hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO