Nâng cao chất lượng, quảng bá tác phẩm: Cú hích cho sáng tạo văn học nghệ thuật

Miên Thảo| 26/11/2020 09:48

Những năm qua, dù đạt được không ít thành tựu nhưng văn học nghệ thuật Thủ đô luôn cần thêm cú hích mới cho việc nâng cao chất lượng và quảng bá tác phẩm trong tình hình mới. Vấn đề này vừa tiếp tục được đặt ra tại buổi tọa đàm “Văn nghệ sĩ Thủ đô nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức tại Hà Nội.

Nâng cao chất lượng, quảng bá tác phẩm: Cú hích cho sáng tạo văn học nghệ thuật
Khán giả là lực lượng quảng bá tác phẩm sân khấu hữu hiệu nhất. (Một cảnh trong vở chèo “Tình sử Thăng Long” - Nhà hát Chèo Hà Nội. Ảnh: Hòa Nguyễn)

Tham dự buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình, văn nghệ sĩ… nhận định, những năm qua, văn học nghệ thuật Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Có thể kể đến những tác phẩm thuộc tất cả các loại hình (văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, kiến trúc...) vừa tiếp tục truyền thống tốt đẹp của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, đồng thời có nhiều tìm tòi về nội dung phản ánh, mở rộng phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện những vấn đề nóng bỏng, thời sự của đời sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khác nhau. Cùng với đó là khuynh hướng hiện đại hóa các phương thức biểu đạt, tích cực tìm tòi, thể nghiệm hình thức diễn đạt mới và sự xuất hiện, phát triển của lực lượng sáng tác trẻ đem đến một sinh khí mới.

Theo dịch giả Trần Đương, trong quãng thời gian hơn một nửa thế kỷ qua, nhìn một cách tổng quát, giới văn nghệ sĩ Hà Nội đã có những cống hiến rất đáng trân trọng vào lịch sử và đời sống văn hóa của Thủ đô. “Lực lượng đông đảo các nhà văn và nghệ sĩ thực sự đồng hành xứng đáng cùng sự lớn mạnh về mọi mặt của Thủ đô. Bằng tác phẩm của mình, giới văn nghệ Hà Nội cũng từng bước góp phần quảng bá giá trị văn hóa của Thủ đô, không những trong nước mà cả trên thế giới - với tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đưa Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu” - dịch giả Trần Đương nhấn mạnh. 

Tuy nhiên, với sự tác động đa chiều của quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng, sự biến đổi công chúng nghệ thuật, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình, văn nghệ sĩ… cho rằng yêu cầu nâng cao chất lượng và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật đang được đặt ra một cách cấp thiết. Theo NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, để nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật, Hội Liên hiệp đã đề ra những tiêu chí trong hoạt động như: Đổi mới, nâng cao hiệu quả các trại sáng tác văn học nghệ thuật; tổ chức tốt các cuộc thi, sáng tác văn học nghệ thuật; tăng cường hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, kết nạp hội viên trẻ.

Riêng đối với việc quảng bá tác phẩm, NSND Trần Quốc Chiêm cho rằng đây là khâu khó và yếu nhất hiện nay của Hội và giới văn nghệ sĩ Thủ đô. Thực tế cho thấy, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, lí luận phê bình… viết nhiều song không có tiền in sách. Nếu xếp hàng được tài trợ in sách, đa phần bán không ai mua, chủ yếu biếu tặng. Tranh, tượng, ảnh nghệ thuật, đĩa nhạc, đĩa phim… sản xuất phục vụ triển lãm, liên hoan… chủ yếu đưa về nhà lưu trữ, không có đầu ra... “Tháo gỡ vấn đề này, cần làm đồng bộ, kiên trì, “tự cứu lấy mình” với phương thức “xã hội hóa”, nghĩa là, cần liên kết 3 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp và văn nghệ sĩ). Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi văn nghệ sĩ nên tận dụng, làm chủ công nghệ, quảng bá tác phẩm của mình” - NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh.

Dịch giả Trần Đương thì đề xuất Hội cần có những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng các nhân tố mới, có triển vọng từ phong trào và từ thực tiễn sáng tác, tạo điều kiện cho họ học tập, trau dồi kiến thức nghiệp vụ, có “phông” văn hóa phong phú, nhất là về lịch sử và đặc điểm văn hóa của Thủ đô, để càng yêu mến và say mê với các đề tài về Hà Nội. Đồng thời, việc đòi hỏi có tác phẩm chất lượng cao và được quảng bá rộng rãi, ngoài sự nỗ lực bền bỉ của văn nghệ sĩ, rất cần chú trọng việc trả công và vinh danh xứng đáng những con người ngày đêm dấn thân cho sự nghiệp cao quí đó. “Việc tài trợ cho sáng tác nhằm có những tác phẩm chất lượng cao, rất cần sự khích lệ bằng vật chất từ phía Nhà nước, không nên duy trì tình trạng các tác giả tự bỏ tiền in tác phẩm của mình. Tất nhiên chỉ tài trợ cho những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chân - thiện - mỹ, có ý nghĩa quảng bá trong nước và quốc tế. Nên chăng Hội ta nên có một Hội đồng chuyên trách phát hiện, đề xuất, góp phần hoàn thiện những tác phẩm ưu tú để quảng bá? Riêng việc quảng bá ra quốc tế, rất cần một đội ngũ những người dịch văn học xuất sắc. Với đội ngũ các chuyên gia như thế, nhất định các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật ưu tú sẽ đến được với độc giả có tầm văn hóa cao” - dịch giả Trần Đương đề xuất.

Trong khi đó, ở lĩnh vực điện ảnh, Thạc sĩ, nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng nhấn mạnh đến việc tăng cường công tác đào tạo các tài năng của điện ảnh. Đó là việc đầu tư xứng đáng, chọn ra những nhà làm phim thật sự có tài, tạo điều kiện cho họ đi du học tại các nước có nền điện ảnh tiên tiến nhất thế giới để học hỏi, đem kiến thức về áp dụng làm phim tại Việt Nam để nâng cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Với lĩnh vực mỹ thuật, họa sĩ Nguyễn Văn Chiến đưa ra đề xuất cần thiết có nhà triển lãm và thành lập bảo tàng mỹ thuật Thủ đô để lưu giữ và quảng bá tác phẩm. Cũng vì, hiện nay Hội Mỹ thuật Hà Nội có trên 500 hội viên và hoạt động mỹ thuật Thủ đô ngày càng lớn mạnh, số lượng tác phẩm được sáng tác mới ngày càng nhiều. PGS.TS Trần Trí Trắc - Phó Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội thì cho rằng nâng cao chất lượng sân khấu Thủ đô thuộc về tác giả biên kịch, nhà quản lý. Còn về vấn đề quảng bá tác phẩm sân khấu, ông Trắc nhấn mạnh: “Trong nghệ thuật sân khấu không có phương pháp quảng bá nào bằng chính nghệ sĩ biểu diễn trước khán giả. Sau đêm biểu diễn, khán giả là lực lượng quảng bá tác phẩm hữu hiệu nhất trên mạng xã hội cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp… Nhưng, hiện nay, sân khấu không có khán giả thì mọi quảng bá đều trở nên vô nghĩa, vô ích, vô hiệu quả”. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao chất lượng, quảng bá tác phẩm: Cú hích cho sáng tạo văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO