Năm Tuất đáng nhớ trong lịch sử

Huy Hoàng| 17/02/2018 09:29

Là vật nuôi phổ biến, thông minh, nhanh nhẹn, từ lâu đã gắn bó, giúp ích cho đời sống con người, chó liên quan mật thiết và ảnh hưởng sâu rộng tới những giá trị tinh thần của nhân loại. Đối với Việt Nam, những năm Chó (năm Tuất) cũng là những mốc son rực rỡ, ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc.

Năm Tuất đáng nhớ trong lịch sử
Báo Le Paria (Người cùng khổ) 

* Năm Mậu Tuất 158, cuộc nổi dậy của nhân dân miền Trung do Chu Đạt lãnh đạo trở nên quyết liệt và lan rộng, làm sụp đổ chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán.

* Năm Nhâm Tuất 542, Lý Bí khởi nghĩa quét sạch giặc Lương, giành quyền tự chủ, lập nên triều Tiền Lý và đặt tên nước là Vạn Xuân.

* Năm Mậu Tuất 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc.

* Năm Canh Tuất 1010, tháng 1, Lý Công Uẩn chính thức lên ngôi, lập ra triều Lý, hình thành chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Tháng 8, cho rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội), đổi tên thànhThăng Long.

* Năm Bính Tuất 1226, ngày 10 tháng 1, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, kết thúc thời Lý, lập ra triều Trần.

* Năm Canh Tuất 1370, tháng 12, triều Trần dẹp được cuộc đảo chính của Dương Nhật Lễ, lấy lại ngôi vua, khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia.

* Năm Bính Tuất 1406, tháng 5, quân dân nhà Hồ kiên cường chặn đánh 10 vạn giặc Minh xâm lược, khiến chúng phải đầu hàng, rút chạy và giao nộp bọn Việt gian. Tháng 8, vua Hồ Hán Thương lệnh cho phòng thủ chặt chẽ trên toàn tuyến biên giới.

* Năm Mậu Tuất 1418, ngày 7 tháng 2, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa), mở màn phong trào kháng chiến chống giặc Minh. Khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng lớn mạnh và thắng lợi hoàn toàn sau 10 năm (1418-1427).

* Năm Bính Tuất 1466, tiến hành cải cách sâu rộng cơ cấu quan chức, quân đội và phương thức quản lý đất đai, thuế khóa, lễ nghi, giáo dục.

* Năm Mậu Tuất 1718, tháng 1, chính quyền Lê - Trịnh ban hành quy chế giao thương với nước ngoài. Tháng 10, chúa Trịnh Cương thiết lập 6 phiên ở phủ chúa tương đương 6 bộ của triều đình, rút hết quyền lực từ cung vua về phủ chúa.

* Năm Mậu Tuất 1778, tháng 1, Nguyễn Nhạc lên ngôi, đóng đô ở Quy Nhơn (Bình Định), phong Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ làm Tướng quân, tiếp tục lãnh đạo và phát triển cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

* Năm Nhâm Tuất 1802,tháng 6, Nguyễn Ánh đăng quang, chấm dứt thời Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn.

* Năm Mậu Tuất 1838, tháng 4, vua Minh Mạng đổi tên nước ta thành Đại Nam.

* NămNhâm Tuất 1922, ngày 1 tháng 4, tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập và chỉ đạo ra số đầu tiên.

* Năm Giáp Tuất 1934, ngày 14 tháng 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở nước ngoài và đại biểu trong nước họp tại Ma Cao (Trung Quốc), quyết định đường lối đấu tranh cách mạng, giải phóng và phát triển Việt Nam.

* Năm Bính Tuất 1946, ngày 6 tháng 1, diễn ra cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên ở nước ta. Ngày 9 tháng 11, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp Việt Nam đầu tiên. Ngày 19 tháng 12, phát lệnh toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

* Năm Mậu Tuất 1958,  ngày 4 tháng 2, đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Hồ Chủ tịch dẫn đầu sang thăm nhiều nước châu Á. Tháng 12, miền Bắc cơ bản xóa xong nạn mù chữ. Ở miền Nam, ngày 1 tháng 5, hơn 500.000 người lao động và nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Mỹ - Diệm.

* Năm Nhâm Tuất 1982,  ngày 27 tháng 3, khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5. Ngày 1 tháng 10, Hội đồng Bộ trưởng quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

* NămGiáp Tuất 1994, ngày 5 tháng 1, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống các tệ nạn xã hội. Ngày 7 tháng 4, triển khai cuộc Tổng điều tra về Nông thôn và nông nghiệp. Ngày 27 tháng 5, hệ thống tải  điện 500 kV Bắc - Nam chính thức đưa vào vận hành.

* Năm Bính Tuất 2006, ngày 28 tháng 3, lễ đón bằng UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được tổ chức trang trọng tại Gia Lai. Ngày 1 tháng 9, thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương. Ngày 7 tháng 11, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

* Năm Mậu Tuất 2018 này, cả nước bước vào xuân mới với những thành tựu to lớn, ổn định chính trị và chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ. Cũng năm nay, chúng ta phấn khởi tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 và tiến hành nhiều chương trình, lễ kỷ niệm trọng đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Năm Tuất đáng nhớ trong lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO