Mỹ Sơn (Đô lương) khó khăn để về đích Nông thôn mới

Thái Vinh| 12/08/2018 09:58

Mỹ Sơn là xã đồng bằng bán sơn địa, cách trung tâm huyện Đô Lương khoảng 15 km về phía đông nam. Diện tích tự nhiên 1814 ha; có 1420 hộ gia đình với 5680 nhân khẩu phân bổ trên 10 xóm. Hiện nay trên địa bàn xã có di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn; là xã được phong tặng Anh hùng LLVT năm 1995.

Mỹ Sơn (Đô lương) đang gặp khó khăn về đích Nông thôn mới

Khu Di tích lịch sử Quốc gia Chiến thắng Truông bồn tại Mỹ Sơn (Ảnh P/V).

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Tú, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Là một xã thuần nông, thương mại – dịch vụ yếu kém, xuất phát điểm thấp nên bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM địa phương đã gặp không ít những khó khăn, thử thách. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã đề ra và quyết tâm đạt đích NTM vào năm 2020, hiện nay xã mới đạt 13/19 tiêu chí”. Cùng với công tác tuyên truyền thì xã đã phát huy tinh thần dân chủ trong chương trình xây dựng NTM. Mọi việc điều được đưa ra trước dân để bàn bạc theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân trực tiếp hưởng thụ”.

 Những năm qua, nhờ phát huy dân chủ trong xây dựng NTM, nhân dân trong xã đã tích cực đóng góp, tự nguyện hiến đất, hiến cây, hàng nghìn ngày công để xây dựng, trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn…Từ những định hướng đúng – trúng – hợp lòng dân cùng với tinh thần nhiệt huyết đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, sau những năm thực hiện chương trình xây dựng NTM bộ mặt nông thôn xã Mỹ Sơn đã có nhiều khởi sắc. Với các công trình điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn chỉnh; đường giao thông nông thôn đã và đang được bê tông hoá; đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần; hệ thống chính trị từ xã xuống thôn từng bước được đồng bộ và vững mạnh; an ninh trật tự xã hội được đảm bảo. Từ những kết quả đó có thể khẳng định rằng Mỹ Sơn hôm nay đã từng bước đổi thay. Và để có được sự thay đổi ấy chính là nhờ vào sự nỗ lực, đoàn kết của đội ngũ cán bộ và người dân nơi đây. Chắc chắn tinh thần đó sẽ được giữ nguyên phong độ trong suốt thời gian thực hiện chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên hiện nay con đường tới đích NTM tại xã Mỹ Sơn còn khá gập ghềnh khó khăn.

Để về đích NTM vào năm2020 thì xã còn sáu tiêu chí nữa đang trên đà thực hiện, Trong các tiêu chí đó thì Chợ thương mại nông thôn là tiêu chí được đánh giá là khó thực hiện nhất đối với xã do thiếu nguồn vốn đầu tư”. Là một xã đất rộng, người đông, khoác lên mình với danh hiệu xã Anh hùng LLVT, lại có Di tích lịch sử Truông bồn trên địa bàn, thường xuyên được đón tiếp các thế hệ lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các đoàn du khách thập phương trong và ngoài nước hội tụ về đây để tham quan, thắp hương tưởng nhớ Mười hai cô gái Anh hùng xả thân hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc… Thế nhưng lại là một trong những xã còn rất khó khăn về kinh tế. Với sự xuất phát điểm thấp trong bước đầu xây dựng NTM nên đến nay để có Chợ Thương mại đang là một vẫn đề nan giải vì chưa có nguồn vốn đầu tư xây dựng.

Mỹ Sơn (Đô lương) đang gặp khó khăn về đích Nông thôn mới

Nhân dân xã Mỹ Sơn và các tiểu thương đang họp chợ tạm bên đường (Ảnh P/V).

Hiện tại bà con xã nhà đang họp Chợ tạm bợ trên bãi đất cũ thời kỳ Pháp thuộc đến nay. Không những hoang tàn, thô sơ trong mùa nắng nóng mà còn nguy hiểm khi mùa mưa bão hiện về. Trao đổi với chúng tôi chị Đặng Thị Lý, một tiểu thương buôn bán tại chợ cho biết: “bà con chúng tôi họp chợ ở đây khổ lắm chú ạ, cả huyện Đô lương có lẽ chỉ có cái chợ ni là tồi tệ nhất thôi, ngồi trong lều quán mà nỏ khác chi ngồi ngoài trời nà, tiền thu thuế thì chúng tôi nộp đầy đủ cả. Chỉ mong rằng sớm có được chợ mới như những xã bên để chúng tôi hội họp”.

Trông cảnh họp chợ của bà con và các tiểu thương thật hoang tàn xơ xác, hầu hết các quán ki ốt đều dựng tạm đã xuống cấp và hư hỏng. Ông Tú cho biết thêm: “Để thực hiện được tiêu chí này ước tính cần khoảng 6 đến 7 tỷ đồng thì mới hoàn thành khu chợ đạt chuẩn, trong khi xây dựng NTM người dân địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc đóng góp tiền công, tiền của. Có được một nguồn kinh phí lớn như vậy nếu chỉ dựa vào nội lực thì đối với xã Mỹ Sơn là điều không thể. Do vậy, xã rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt của Ban lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện từ cơ chế chính sách đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư; Đặc biệt là các Cơ quan, doanh nghiệp và những người con quê hương xã nhà đang sinh sống và làm ăn trên mọi miền Tổ quốc hãy chung sức đồng lòng chia sẻ về vật chất lẫn tinh thần cùng với Đảng và Chính quyền xã xây dựng quê hương Mỹ Sơn ngày càng giàu đẹp xứng danh là xã Anh hùng LLVT trong thời kỳ đổi mới”.Và sẽ là một ngày không xa, trên bãi chợ tạm này sẽ hình thành nên một khu chợ thương mại mới khang trang, hiện đại xứng tầm với bộ mặt nông thôn đang trên đà phát triển đổi thay tại xã Mỹ Sơn. Và cũng chính là điều ước muốn nhất của các tiểu thương buôn bán cũng như bà con nhân dân xã nhà m
ột khi có nhà đầu tư bắt tay vào xây dựng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỹ Sơn (Đô lương) khó khăn để về đích Nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO