Văn hóa - Xã hội

Mưa lũ lớn ở Hà Tĩnh, nhiều địa phương bị chia cắt, 3 người chết và mất tích

Hải Đô (T/h) 16:41 31/10/2023

Mưa lũ phức tạp ở Hà Tĩnh đã khiến 2 người tử vong, 1 người mất tích. Mưa lớn kéo dài cũng khiến tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường đã khiến nhiều xã trên địa bàn các huyện Hương Khê, Vũ Quang và Can Lộc (Hà Tĩnh) bị ngập lụt, nhiều tuyến đường giao thông trọng yếu bị cô lập.

image.jpg
Ảnh :CAND

Theo thống kê bước đầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà tĩnh, do ảnh hưởng của mưa lớn, có 1.868 hộ dân ở huyện Hương Khê bị ngập, trong đó, 480 hộ nước tràn vào nhà; 20,2ha cây trồng vụ đông, 9 trường học, 18 hội quán thôn, 1 trụ sở bưu điện bị ngập nước.

Mưa lớn cũng khiến nhiều công trình cầu tràn, cống ở các xã Hương Bình, Hương Xuân, Điền Mỹ, Hương Đô, Hương Lâm, Hương Giang, Gia Phố,... bị ngập, gây chia cắt cục bộ. Tuyến Quốc lộ 15 qua xã Hà Linh và đường Hồ Chí Minh qua xã Phúc Đồng bị nước lũ chia cắt, các phương tiện qua lại khó khăn.

Mưa lớn diễn biến phức tạp đã dẫn tới vỡ đập Tắt ở xã Hòa Hải với chiều dài 15m, rộng 7m, sâu 4m. Nước tràn từ đập gây xói lở đường giao thông và bồi lấp diện tích lúa phía sau hạ du. Ngành chức năng chưa ghi nhận thiệt hại do vỡ đập gây ra nhưng hiện nay, nước vẫn đang chảy tràn qua chỗ thân đập bị vỡ.

397598064-949915603257931-7333165373019465444-n-2218.jpg
Ảnh: CAND

Tại huyện Vũ Quang, mưa lớn khiến nhiều tuyến giao thông ở các thôn bị ngập dẫn tới 95 hộ dân ở các xã Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, thị trấn Vũ Quang, Hương Minh, Đức Liên bị cô lập.

Tình hình mưa gió phức tạp đã dẫn tới sạt lở nghiêm trọng 100m tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua thôn Liên Châu, xã Đức Liên làm ách tắc giao thông đường sắt. Cùng đó, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều điểm sạt lở đường giao thông với chiều dài sạt lở hơn 1,3km, khối lượng đất đá sạt lở hơn 1.000m3.

Mưa lớn cũng gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh như: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh; trong đó, huyện Cẩm Xuyên đã tiến hành di dời 4 hộ/21 nhân khẩu tại các điểm sạt lở thuộc xã Cẩm Duệ đến nơi an toàn.

Tại “rốn lũ” Hương Khê, mưa lũ đã làm ngập gần 1.900 vườn của hộ dân, trong đó gần 500 hộ nước tràn vào nhà ở và 9 trường học, 18 hội quán thôn, một điểm bưu điện bị ngập. Nhiều tuyến đường ở Hương Khê bị nước ngập, cô lập.

Do nước lũ dâng cao bất ngờ, đêm 30-10, chín công nhân thi công thi công cầu Sơn Lộc (thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam) đoạn qua xã hai xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) và Sơn Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) bị cô lập. Đến hơn 19 giờ cùng ngày, công tác ứng cứu 9 công nhân bị nước lũ cô lập được hoàn tất, đảm bảo an toàn về người, phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

Đáng lo ngại nhất hiện nay là nhiều công trình hồ chứa nước nhỏ địa bàn Hương Khê đã xây dựng từ 30 - 40 năm trước, hầu hết thân đập xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ vỡ rất cao nếu trời tiếp tục mưa to.

Trước đó, trưa 30/10, đập Tắt, ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê bị vỡ với chiều dài khoảng 15m, rộng 7m, sâu 4m, đã cuốn trôi hoàn toàn 30 ha ngô mới xuống giống của bà con. 10 hộ dân sống gần đập phải sơ tán đến nơi an toàn. Sự cố này cũng khiến nhiều tuyến đường dân sinh bị ngập sâu, gây chia cắt.

Đặc biệt, mưa lũ đã khiến 3 người dân tại huyện Hương Khê chết và mất tích. Theo đó, vào khoảng 10h ngày 30/10, chị Tống Thị Trang (SN 1990) và Nguyễn Thị Hoa (SN 1992), cùng trú tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê, đi dọn vệ sinh trại gà cách nhà hơn 1 km, trên đường về gần nhà văn hóa thôn 12 thì bị nước lũ cuốn mất tích.

Đến cuối giờ chiều, thi thể chị Trang được phát hiện tại nhà văn hóa thôn 12. Trắng đêm 30/10, hàng chục người vẫn đang đang tìm kiếm chị Hoa. Được biết, hai nạn nhân là chị em dâu trong một gia đình.

Cùng ngày, vào lúc 15h30, em Nguyễn Văn Dũng (SN 2011), trú tại xã Hương Thủy đi bộ trên đường ngập nước ở thôn 6 chẳng may bị sẩy chân vào vũng nước sâu và bị nhấn chìm. Đến khoảng 20h30 cùng ngày, thi thể nạn nhân được tìm thấy ở gần vị trí gặp nạn.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Do ảnh hưởng mưa lớn, lũ trên sông lên nhanh. Mực nước trên sông lúc 7h ngày 31/10 tại các trạm thủy văn như Chu Lễ là 14,07m (trên báo động III là 0,07m); Hòa Duyệt là 9,44m (trên báo động II là 0,44m)...

Một số hồ chứa đã bắt đầu xả tràn từ 17h ngày 30/10, trong đó, hồ Sông Rác xả 50 m3/s, hồ Kim Sơn xả 10 m3/s, hồ Thượng Sông Trí xả 30 m3/s và hồ Đá Hàn xả với lưu lượng 50 m3/s. Nhà máy Thủy điện Hố Hô bắt đầu xả điều tiết lúc 1h ngày 30/10 và hiện đang xả với lưu lượng 163 m3/s. Hồ Bộc Nguyên bắt đầu xả tràn từ 8h sáng nay với lưu lượng xả qua tràn từ 10-50m3/s...

398016334_122114571674081724_727-1698712763920.jpg
Ảnh: CAND

Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản vùng “rốn lũ”, trong đêm các cán bộ công an đã đến những nhà dân ở vùng trũng để giúp dân di dời tài sản và sơ tán những cụ già, em nhỏ đến nơi an toàn. Ngay tại điểm ngập quốc lộ 15A, đường mòn Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng đã dựng rào chắn, cắm biển cảnh báo hạn chế phương tiện qua lại đồng thời chốt chặn hai đầu để đảm bảo an toàn giao thông.

Hôm nay ngày 31/10, khu vực Hà Tĩnh còn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa các khu vực phổ biến 20 - 80 mm, có nơi trên 80 mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các huyện miền núi./.

Bài liên quan
  • Hoạt động MTTQ các cấp có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả thiết thực
    Thực hiện nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Mưa lũ lớn ở Hà Tĩnh, nhiều địa phương bị chia cắt, 3 người chết và mất tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO