Mưa lũ tàn phá đường Trường Sơn
Tại tỉnh Khánh Hòa: Đối với sự cố sạt lở mái thượng lưu đập của 02 hồ Đá Bàn và Tiên Du, đã triển khai phương án xử lý ban đầu là hạ thấp mực nước hồ Đá Bàn xuống +58m (MNDBT +63m) và hồ Tiên Du đến cao trình +320m (MNDBT +329m) sau đó xếp rọ đá phía chân, lát lại đá lát mái để bảo đảm an toàn mái đập trong mùa mưa lũ khi hết mùa mưa lũ sẽ sửa chữa triệt để những vị trí sạt trượt.
Theo thông tin từ Văn phòng thường trực phòng chống thiên tai (PCTT) Bộ Công thương, tình hình tưới điện 110kV: Khánh Hòa: Còn 02 TBA 110kV Ninh Hòa và Ninh Thủy và 02 TBA 110 kV của khách hàng (Huyndai Vinashin, Dệt Nha Trang Khánh Hòa) chưa khôi phục được, dự kiến đến 07/11 sẽ khôi phục xong.
Lưới điện trung, hạ thế: Tỉnh Phú Yên: đã khôi phục 60/87,3 MW, chiếm 69% công suất tải toàn tỉnh; dự kiến đến 07/11 cơ bản khôi phục hoàn toàn.
Tỉnh Khánh Hòa: đã khôi phục 150/200 MW, chiếm 75% công suất tải toàn tỉnh; dự kiến đến 09/11 sẽ cơ bản khôi phục hoàn toàn. Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã chủ động cắt điện một số nơi bị ngập để đảm bảo an toàn.
Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng: Quốc lộ 1: Có 03 điểm với tổng chiều dài 10,8 km bị ngập sâu 0,4-1,0m, tắc đường hoàn toàn. Đường Hồ Chí Minh: Sạt taluy dương tại Km 1497 gây tắc đường hoàn toàn. Đường Trường Sơn Đông: Có 02 điểm với tổng chiều dài 04km bị sạt taluy dương gây tắc đường hoàn toàn. Hiện các cơ quan chức năng đang chốt chặn đảm bảo giao thông và hố sụt. Một số điểm thuộc quốc lộ 14D, 14E, 24C và 40B bị ngập gây tắc đường.
Tỉnh Quảng Ngãi: 02 điểm thuộc đường Trường Sơn Đông (Km160+950 và Km175A+950) bị tắc đường hoàn toàn và một số điểm thuộc quốc lộ 24, 24B, 24C bị ngập, tắc đường.
Tỉnh Bình Định: Trên quốc lộ 1 (từ Km 1203+00 – Km 1204+00) nước ngập gây tắc đường hoàn toàn.
Tỉnh Khánh Hòa: Quốc lộ 27C (từ Km56+00 – Km61+500) vẫn tắc đường.
Tỉnh Kon Tum: 03 điểm trên đường Trường Sơn Đông bị sạt taluy dương gây tắc đường.
Đường sắt: Khu vực Hảo Sơn - Đại Lãnh (Đèo Cả) tỉnh Phú Yên chưa thông tuyến, hiện Tổng công ty đường sắt Việt Nam tổ chức chuyển tải hành khách bằng ô tô qua khu vực nay và đang khẩn trương sửa chữa, dự kiến thông đường trước ngày 09/11.
Diễn biến mưa lũ
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Toàn tỉnh có 70.249 nhà bị ngập lụt từ 0,2-0,8m, trong đó: Thành phố Huế: 45.200 nhà, Thị xã Hương Trà: 7.535 nhà, Huyện Quảng Điền: 2.320 nhà, Thị xã Hương Thủy: 2943 nhà, Huyện Phú Lộc: 6.747 nhà, Huyện Phú Vang: 3.205 nhà, Huyện A Lưới: 218 nhà, Huyện Phong Điền: 1981 nhà, Huyện Nam Đông: 100 nhà. Hiện nước đang rút, địa phương đang rà soát, cập nhật số liệu.
Tỉnh Quảng Nam: Hiện có 82 xã/phường/thị trấn thuộc các huyện/thị xã/thành phố: Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Bắc Trà My, Hội An, Nam Trà My, Nam Giang, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn, Tam Kỳ bị ngập sâu trung bình từ 0,5-1,0m, sâu nhất là 1,5m.
Tỉnh Quảng Ngãi: Hiện có 53 xã/phường thuộc 08 huyện/thành phố bị ngập, chia cắt (Bình Sơn: 10 xã; Sơn Tịnh: 04 xã; Nghĩa Hành: 09 xã; Tư Nghĩa: 07 xã; Mộ Đức: 04 xã; Đức Phổ: 05 xã; Sơn Hà: 05 xã; thành phố Quảng Ngãi có 07 phường).
Tỉnh Bình Định: Hiện có 12 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố bị ngập sâu từ 0,5-1,0m (huyện Tuy Phước: 04 xã; Phù Cát: 02 xã; Hoài Ân: 03 xã; An Lão: 01 xã; thành phố Quy Nhơn: 02 phường).
Tỉnh Phú Yên:Toàn tỉnh có 7.787 nhà bị ngập (huyện Tuy An: 4.856 nhà; huyện Đồng Xuân: 2.931 nhà). Hiện nước đang rút dần.