Mưa đá rơi thủng mái nhà tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc

Trương Huyền/KTĐT| 18/02/2019 08:31

Những hạt mưa đá có kích thước từ 1cm đến 2cm và rơi với cường độ dày đã khiến nhiều diện tích hoa màu, cây cối bị thiệt hại.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay (17/2) do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén có trục qua khu vực vùng núi Bắc Bộ và đầy dần lên kết hợp với hội tụ trong đới gió Tây trên cao nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Lượng mưa đo được từ 19h ngày 16/2 đến 7h sáng 17/2 tại một số nơi như: Bắc Mê (Hà Giang) 48mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 65mm, Bảo Lạc (Cao Bằng) 29mm, Thanh Hóa 68mm, Tương Dương (Nghệ An) 40mm…
Dự báo, do ảnh hưởng của hội tụ trong đới gió Tây trên cao dịch chuyển dần sang phía Đông nên trong đêm nay và sáng mai (18/2), ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông trên diện rộng, riêng vùng núi Việt Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (lượng mưa phổ biến 30 - 70mm/24 giờ, riêng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, có nơi 50-100mm/24 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ghi nhận thực tế, trong 24 giờ qua nhiều địa phương tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra tình trạng dông lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu cho bà con nhân dân.
Cụ thể, vào 17h chiều 17/2 tại TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai), nhất là khu vực phường Bắc Cường, Kim Tân, xuất hiện mưa đá kèm theo dông lốc lớn. Những hạt mưa đá to bằng hạt ngô kèm theo gió mạnh khiến phương tiện lưu thông gặp khó khăn, nhiều biển hiệu của các cửa hàng bị bung bật.
Còn tại huyện Sa Pa, lúc 17h30 cùng ngày, các địa phương như thị trấn Sa Pa, xã Tả Giàng Phình và khu vực Ô Quí Hồ, Thác Bạc, xã San Sả Hồ có mưa đá rất lớn, diễn ra khoảng 15 phút, gây nhiều thiệt hại về hoa màu.
Ở huyện Bát Xát, mưa đá kèm theo dông lốc cũng đã diễn ra tại xã Y Tý, Tả Ngải Chồ. Hậu quả xã Y Tý đã có một số hộ dân bị tốc mái nhà, một hộ dân nhà bị hư hỏng nặng. Hiện, con số thống kê về thiệt hại do dông lốc và mưa đá ở các địa phương trong tỉnh Lào Cai chưa đầy đủ.
Trong khi đó tại tỉnh Điện Biên, mưa đá cũng xuất hiện kéo dài gần 15 phút tại trung tâm huyện Mường Nhé, lúc đầu hạt bé, về sau hạt to, có hạt to bằng ngón tay cái.
Cùng trong chiều nay (17/2), trên địa bàn một số xã vùng cao của huyện Tam Đường và khu vực TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu) cũng ghi nhận xảy ra mưa đá trên diện rộng, gây thiệt hại về cây cối, hoa màu và tài sản của nhân dân.
Trận mưa đá kéo dài từ 16h đến 17h30 xuất hiện tại các xã Hồ Thầu, Giang Ma, Tả Lèng, Nùng Nàng (huyện Tam Đường) và tại xã San Thàng, phường Đông Phong, Tân Phong (TP Lai Châu). Tại phường Đông Phong, mưa đá có kích thước từ 1cm đến 2cm và rơi với cường độ dày đã khiến nhiều diện tích hoa màu, cây cối bị thiệt hại.
Ngoài ra, mưa đá còn kèm theo gió lốc mạnh đã khiến cây cối, pa nô, áp phích, biển quảng cáo tại TP Lai Châu bị đổ gãy. Nhiều nhà dân lợp prôximăng bị tốc và vỡ mái. Đây là trận mưa đá lớn nhất trong vòng 2 năm trở lại đây tại địa phương.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
  • Lệ Quyên mở màn chuỗi concert L'Amour show "Love in the cloud"
    Vừa qua, đêm nhạc của tình yêu đã được tổ chức trong không gian bồng bềnh như mây tại Hôtel de l'Amour Tam Đảo, với phần trình diễn của "nữ hoàng bolero" Lệ Quyên. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi concert mang tên: L'Amour show "Love in the cloud".
Đừng bỏ lỡ
Mưa đá rơi thủng mái nhà tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO