Mua bán, giả mạo giấy đi đường: Các đối tượng đối diện hình phạt nào?

KTĐT| 13/08/2021 10:07

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc hạn chế các hoạt động không thiết yếu và yêu cầu người dân ở trong nhà được coi là biện pháp ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng. Tuy nhiên, có những trường hợp đã mua bán, giả mạo giấy đi đường để qua mặt chốt kiểm dịch.

Ngày 12/8, Công an quận Thanh Xuân thông tin, đang thụ lý điều tra vụ 3 thanh niên trình 9 giấy đi đường, khai mua ở cửa hàng cầm đồ tại quận Đống Đa. Vụ việc được phát hiện trước đó, vào ngày 6/8, tại chốt phòng chống dịch Covid 19 ở đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình.

Thời điểm trên, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân kiểm tra, đã phát hiện 3 trường hợp (cùng trú tại quận Hoàng Mai) sử dụng giấy đi đường để qua chốt có biểu hiện nghi vấn. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã đưa 3 trường hợp này về trụ sở Công an phường Hạ Đình để xác minh, làm rõ. Tại trụ sở cơ quan công an, 3 thanh niên này khai nhận đã mua 9 giấy đi đường với tổng số tiền 12 triệu đồng tại một cửa hàng cầm đồ ở đường Láng (quận Đống Đa).

Một vụ việc tương tự, sử dụng giấy đi đường giả mạo. Ngày 11/8, Công an TP Hà Nội thông tin, khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, tại chốt phòng dịch Covid-19 trên đường Hồ Chí Minh (xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ), tổ công tác kiểm tra xe ô tô, và phát hiện 2 người có dấu hiệu sử dụng giấy tờ giả mạo để qua chốt. Nam thanh niên xuất trình cho tổ công tác 2 chứng minh nhân dân, 2 giấy xét nghiệm nhanh Covid-19 mang tên N.V.K (SN 1988, ở huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang) và B.T.V (SN 1991, ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình) kèm theo 1 giấy đi đường cấp cho N.V.K.

Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện giấy đi đường cấp cho K. có dấu hiệu giả mạo. K. cho biết, chở V. từ công ty Samsung SDV (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) về Kim Bôi, Hoà Bình để V. thăm bà nội chồng đang bị ốm nặng, với giá 500.000 đồng. Giấy đi đường K. xin được từ một “người anh xã hội” rồi tự điền tên tuổi vào.

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho hay, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc hạn chế các hoạt động không thiết yếu và yêu cầu người dân ở trong nhà được coi là biện pháp ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng. Nhiều địa phương chỉ cho phép các cơ quan tổ chức hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực thiết yếu được cho người lao động đến làm việc trực tiếp tại trụ sở.

Tại Hà Nội, người lao động thuộc diện được làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị để được ra khỏi nhà và di chuyển từ nơi ở đến cơ quan hoặc ngược lại phải có giấy đi đường do cơ quan cấp. Đây là giấy tờ để chứng minh những người này đủ điều kiện đến nơi làm việc. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, một số đối tượng đã có hành vi làm, mua bán, sử dụng giấy đi đường giả để được ra khỏi nhà và qua mặt lực lượng chức năng. Đây là hành vi rất đáng lên án, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng cũng như làm cho nhiều người dễ dàng ra khỏi nhà khi không được phép tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.

Theo luật sư Đào Nguyên Thuật (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), giấy đi đường do cơ quan cấp có đóng dấu đỏ và cấp cho các cá nhân thuộc diện được phép đến cơ quan, nơi làm việc để làm việc trực tiếp trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Xét về mặt pháp luật, người có hành vi làm và bán giấy đi đường hoặc bất cứ loại giấy tờ giả nào khác của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

“Với trường hợp các đối tượng bán Giấy đi đường giả tại một hiệu cầm đồ ở quận Đống Đa, đã bán 9 giấy đi đường, thu về 12 triệu đồng. Như vậy, xét theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 341 Bộ luật Hình sự, các đối tượng này đối diện với khung hình phạt là phạt tù từ 3 - 7 năm” - luật sư Đào Nguyên Thuật nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Mua bán, giả mạo giấy đi đường: Các đối tượng đối diện hình phạt nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO