Một số giải pháp tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội| 16/12/2022 15:00

Chiều 15/12, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức hội nghị “Một số giải pháp tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội”. Dự hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và các đại biểu Quốc hội Thành phố. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.

z3963450678757_58a0c2470823d736bc09a659875bf44b.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.

Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, đại biểu Quốc hội chuyên trách Nguyễn Tuấn Thịnh cho biết, để nội dung trao đổi được tập trung, hội nghị đạt kết quả đề ra, đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến vào 6 nhóm nội dung, gồm: nâng cao chất lượng bầu cử; nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội trong các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, xây dựng luật; hỗ trợ đại biểu Quốc hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và quyền hạn; hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong giữ mối quan hệ với cử tri; tăng cường các yếu tố nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động đại biểu Quốc hội; xây dựng cơ chế đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV đã được nâng lên rõ rệt, thể hiện rõ trách nhiệm của đại biểu dân cử; công tác tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, kiến nghị cử tri ngày càng được đổi mới; cử tri ngày càng quan tâm, theo dõi sát sao các đại biểu Quốc hội để xem tâm tư, nguyện vọng của cử tri được truyền tải đến các kỳ họp và được giải quyết ra sao.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Đống Đa Đỗ Trọng Nam đề nghị cần cụ thể hóa tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như: trình độ từ đại học trở lên, phải là người thực sự có kinh nghiệm công tác và uy tín, điều kiện tham gia hoạt động của Quốc hội. Về lâu dài, cần nghiên cứu nâng độ tuổi người ứng cử đại biểu Quốc hội để đáp ứng tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác, hoạt động xã hội. Từ kinh nghiệm tiếp xúc cử tri chéo giữa các đơn vị bầu cử của Hà Nội, ông Đỗ Trọng Nam cũng đề nghị Quốc hội cần cụ thể hóa, quy định rõ việc tiếp xúc chéo tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đại biểu Quốc hội ứng cử. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Oai Nguyễn Thị Bích Thủy đề nghị các đại biểu Quốc hội cần thông tin báo cáo kết quả hoạt động, kết quả các kỳ họp Quốc hội nhiều và cụ thể hơn nữa; đồng thời cần xây dựng cơ sở dữ liệu về tiếp xúc cử tri để phục vụ theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và đại biểu Quốc hội. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Cầu Giấy Mai Quý Dân đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chương trình hành động của mình đã đề ra khi vận động bầu cử.

z3963451680800_99340fd1f4bc33e53d9387a0e8ab2c8b.jpg
Đại biểu Quốc hội chuyên trách Nguyễn Tuấn Thịnh phát biểu tại Hội nghị.

Về phía các đại biểu Quốc hội trân trọng sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội để đại biểu hoàn thành nhiệm vụ trên địa bàn; đồng thời đánh giá cao các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân thành phố. Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường mong muốn, để bảo đảm chuyển tải có hiệu quả các tâm tư của cử tri và nhân dân, tại cuộc tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội sẽ đón nhận được nhiều nhất các ý kiến mang tính phổ quát để có thêm tư liệu phản ánh trên nghị trường Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ cho rằng, để công tác tiếp công dân hiệu quả, cần tăng cường số lượng đại biểu và có tổ giúp việc phân loại ý kiến của công dân; đồng thời có cơ chế thuê giúp việc chuyên môn phù hợp với thực tiễn hoạt động của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh đề nghị cần công khai quyết định tại nghị trường của đại biểu Quốc hội để cử tri giám sát việc xây dựng chính sách pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời có cơ chế đủ mạnh để xử lý các cơ quan, đơn vị không kịp thời giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri được đại biểu Quốc hội chuyển đến.

z3963452289727_134f5354414f0780c9ec1b72cbcf17f2.jpg
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương đánh giá, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội trong thời gian qua rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, đồng thời luôn thể hiện trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu đối với các vấn đề của cử tri. Đề nghị lựa chọn kỹ từ chất lượng đại biểu, tính đến đặc thù địa phương, kiến thức, kỹ năng, năng lực xã hội. Đại biểu cũng cần duy trì mối quan hệ với cử tri và Nhân dân nơi ứng cử, nơi cư trú, phải dành thời gian và sự quan tâm lắng nghe ý kiến cử tri để truyền tải tới diễn đàn Quốc hội. Theo đồng chí Nguyễn Lan Hương, đại biểu cần thực hiện đúng chương trình hành động đã hứa với cử tri, có trách nhiệm từ nghị trường Quốc hội tới sâu sát cơ sở, gần gũi cử tri.

Kết luận Hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, các ý kiến của đại biểu trao đổi tại hội nghị khẳng định sự gắn bó mật thiết giữa cơ quan dân cử với hệ thống cơ quan mặt trận các cấp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cũng như các đại biểu Quốc hội luôn ý thức không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Cùng với sự đổi mới của Quốc hội và đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trong cả nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội với số lượng đại biểu đông nhất trong cả nước đã luôn khẳng định vai trò, vị trí quan trọng đối với hoạt động của Quốc hội. Đoàn ĐBQH Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố để nâng cao chất lượng trong các hoạt động tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý, tổ chức phản biện,… Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Một số giải pháp tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO