Mỗi người dân là một chiến sĩ

Hanoimoi| 30/09/2022 08:36

Nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền quận Bắc Từ Liêm, nòng cốt là lực lượng công an đã có nhiều giải pháp duy trì phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Với phương châm mỗi người dân là một chiến sĩ an ninh, quận Bắc Từ Liêm luôn đề cao trách nhiệm, phát huy tích cực vai trò của nhân dân trong phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm, vì sự bình yên của cuộc sống.

Mỗi người dân là một chiến sĩ
Công an quận Bắc Từ Liêm hướng dẫn người dân trên địa bàn sử dụng camera giám sát an ninh.

Không quản ngại khó khăn, vất vả

Thời gian qua, trên cương vị Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố Đông Ngạc 5, phường Đông Ngạc, anh Lưu Quang Sáng không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an ninh trật tự, phòng, chống cháy, nổ mà còn phối hợp kiểm tra tại 80 hộ dân về khai báo tạm trú, tạm vắng tại các khu nhà trọ. Ngoài ra, anh còn tham gia hòa giải thành công 3 trường hợp; phối hợp với cảnh sát khu vực quản lý 5 người nghiện, gọi hỏi 15 lượt và lập hồ sơ đưa 2 đối tượng đi cai nghiện tập trung, vận động một đối tượng đi cai nghiện tự nguyện; vận động 60 hộ kinh doanh không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè... “Sự tận tụy trong công việc anh Sáng đã góp phần để cuộc sống của chúng tôi được bình yên hơn, các tệ nạn xã hội trên địa bàn giảm đáng kể”, bà Nguyễn Thị Nga, người dân tại tổ dân phố Đông Ngạc 5 chia sẻ.

Trưởng ban Bảo vệ dân phố phường Phúc Diễn Bùi Hữu Tâm dù đã ngoài 60 tuổi nhưng thời gian qua đã trực tiếp phối hợp vận động được 2 đối tượng đi cai nghiện tự nguyện; tham gia tuần tra, phát hiện, phối hợp bắt giữ một vụ mua bán trái phép chất ma túy và 4 vụ trộm cắp, hủy hoại tài sản. Khi quận phát động phong trào lắp camera an ninh, ông đã phối hợp vận động nhân dân lắp 33 camera, 121 bảng tuyên truyền về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, phòng ngừa trộm cắp tài sản ở khu dân cư. Ông Bùi Hữu Tâm chia sẻ: “Chúng tôi không quản ngại khó khăn, vất vả, chỉ mong muốn địa bàn dân cư được an toàn để người dân yên tâm lao động, sản xuất, học hành, xây dựng quê hương”.

Phát huy vai trò của người cán bộ làm nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội, anh Nguyễn Căn Cường, Tổ phó tổ bảo vệ dân phố Đại Cát 3, phường Liên Mạc cùng cảnh sát khu vực tham gia quản lý 6 người nghiện, phối hợp xét nghiệm ma túy cho 37 lượt người nghiện; gọi hỏi, cảm hóa, giáo dục, răn đe 124 lượt đối tượng trên địa bàn. Trong năm qua, anh Cường còn phối hợp tạo việc làm ổn định cho 2 đối tượng cai nghiện thành công tại Khu công nghiệp Thăng Long.

Tiếp tục “giữ lửa” cho phong trào

Có thể thấy, việc duy trì phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của quận Bắc Từ Liêm đã góp phần xây dựng thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự đều được xử lý kịp thời, không để phát sinh trở thành điểm “nóng” phức tạp.

Theo Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà, lãnh đạo quận xác định nhân dân đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Từ việc thực hiện phong trào đã gắn kết trách nhiệm của từng người dân với bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở, tại các khu dân cư và từng hộ gia đình. Cũng từ đây, đã xuất hiện nhiều tấm gương quần chúng không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, dũng cảm tham gia truy đuổi, bắt giữ tội phạm.

Ngoài ra, lực lượng bảo vệ dân phố, tự quản, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ... đang tích cực phối hợp với Công an quận trong tham gia các phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn các kỳ cuộc quan trọng diễn ra trên địa bàn; hỗ trợ công an vận động nhân dân đi làm căn cước công dân gắn chíp và cấp định danh điện tử; bảo đảm trật tự giao thông đô thị vào các giờ cao điểm; tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19…

Chính từ việc duy trì phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã có 75 lượt tập thể, 144 lượt cá nhân của quận Bắc Từ Liêm được các cấp khen thưởng. Nhiều mô hình của Công an quận Bắc Từ Liêm được nhân rộng trên địa bàn Thủ đô và cả nước như: “Mạng xã hội bình yên”, “Trinh sát không chuyên ban đêm”, “Toàn dân tham gia lắp đặt hệ thống camera giám sát hỗ trợ bảo đảm an ninh trật tự”…

Để tạo sức lan tỏa trong toàn quận về việc phát huy và nhân rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn, Đại tá Lê Đức Hùng, Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm chia sẻ, Công an quận tiếp tục xây dựng và nhân rộng các chuyên đề, mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác liên kết, phối hợp với chính quyền, công an các phường làm tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Lấy người dân làm chủ thể, người dân được trực tiếp tham gia vào bảo vệ an ninh Tổ quốc, chính quyền, cùng với đó là vai trò chủ lực của Công an quận - tất cả đã và đang góp phần giữ vững an ninh trật tự địa bàn. Qua đó, xây dựng quận Bắc Từ Liêm ngày càng giàu đẹp, văn minh trong thời kỳ hội nhập, phát triển.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Mỗi người dân là một chiến sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO