Mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên

Xuân Tư - Xuân Tiến (TTXVN)| 17/06/2020 08:52

Sáng 16-6, tại phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử Vì Văn Toán và đồng phạm trong vụ án nữ sinh đi giao gà bị sát hại dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 tại Điện Biên.

Mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên
Bị cáo Vì Văn Toán. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Chín bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án gồm: Vì Văn Toán (sinh năm 1982), Bùi Văn Công (sinh năm 1975), Lường Văn Hùng (sinh năm 1991), Lường Văn Lả (sinh năm 1993), Phạm Văn Nhiệm (sinh năm 1976), Phạm Văn Dũng (sinh năm 1972), Cầm Văn Chương (sinh năm 1974), Bùi Thị Kim Thu (sinh năm 1975) cùng trú tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và Vương Văn Hùng (sinh năm 1984), trú tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Hội đồng xét xử phiên tòa gồm 3 thẩm phán, chủ tọa phiên xét xử là thẩm phán Bùi Xuân Trọng. Hai công tố viên thuộc Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội giữ quyền công tố. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cũng đã triệu tập Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Điện Biên, giám định viên của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, điều tra viên của Công an tỉnh Điện Biên và những người có liên quan đến vụ án.

Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án sát hại nữ sinh giao gà được tổ chức do gia đình ông Cao Văn Hường (bố của nạn nhân Cao Mỹ Duyên) gửi đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, cho rằng, một số tình tiết trong vụ án này và vụ án buôn ma túy của bà Trần Thị Hiền (mẹ của nạn nhân Cao Mỹ Duyên) có nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Mặt khác, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 26 đến 29-12-2019, một số bị cáo trong vụ án cũng kháng cáo cho rằng mình bị oan và một số bị cáo xin được giảm nhẹ hình phạt.

Theo kết luận điều tra, khoảng 18h ngày 4-2-2019 (tức 30 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019), Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng đã cùng nhau bắt cóc Cao Mỹ Duyên nhằm chiếm đoạt tài sản của Trần Thị Hiền (mẹ Cao Mỹ Duyên) theo yêu cầu của Vì Văn Toán. Ngay sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực bắt cóc Duyên, Bùi Văn Công và Vương Văn Hùng đã chiếm đoạt tài sản có tổng giá trị hơn 10 triệu đồng của Duyên.

Trong quá trình bắt và giữ Cao Mỹ Duyên tại nhà Bùi Văn Công (đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), từ ngày 4-2-2019 đến ngày 6-2-2019, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Phạm Văn Dũng đã nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm Cao Mỹ Duyên. Vương Văn Hùng, Cầm Văn Chương đã cùng các bị can khác thực hiện một lần hành vi hiếp dâm Cao Mỹ Duyên.

Nhằm che giấu hành vi phạm tội, các bị can: Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Vương Văn Hùng đã cùng nhau sát hại Cao Mỹ Duyên. Ngày 6-2-2019, Bùi Thị Kim Thu đã chứng kiến Lường Văn Lả, Phạm Văn Dũng hiếp dâm Cao Mỹ Duyên, đến khoảng 24h cùng ngày, Thu cũng chứng kiến các bị can Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Vương Văn Hùng bàn bạc và giết Cao Mỹ Duyên. Tuy có điều kiện nhưng Bùi Thị Kim Thu đã không tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên
Bị cáo Bùi Văn Công. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29-12-2019, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên cũng đã tuyên phạt 6/9 bị cáo mức án cao nhất là tử hình bao gồm: Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả. Bị cáo Phạm Văn Dũng chịu mức án 10 năm tù về tội “hiếp dâm”; bị cáo Cầm Văn Chương 9 năm tù về tội “hiếp dâm”; Bùi Thị Kim Thu 3 năm tù về tội “không tố giác tội phạm”.

Phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra trong hai ngày 16 và 17-6.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO