Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Thái Thịnh - Hoài Thu - Hoàng Trung/nguoilambao| 25/11/2019 08:12

Định hướng và mở các lớp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi giúp thanh niên nông thôn thôn vươn lên lập thân, lập nghiệp là những giải pháp linh hoạt mà huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đang triển khai hiệu quả. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hình thành và phát triển lớn mạnh thành các hợp tác xã, doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Người dân thu hoạch cá nuôi trên lòng hồ Thủy điện Bản Chát tại xã bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên. Ảnh:TL

Chuyển đổi vươn lên thoát nghèo

Trước đây, thanh niên nông thôn của huyện Than Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung tham gia phát triển kinh tế thường nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự tạo động lực trong công tác giảm nghèo. Để giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có việc làm, hưởng các nguồn hỗ trợ đặc biệt là tiếp cận các mô hình, dự án về kinh tế để bản thân thanh niên tự lập nghiệp, huyện Đoàn Than Uyên chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Than Uyên, các cơ quan Khối Nông nghiệp tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời tổ chức chương trình gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo Huyện với ĐVTN nhằm tư vấn giới thiệu việc làm, tạo cơ hội nắm bắt, tiếp cận chương trình dự án phát triển kinh tế tại địa phương. Qua mỗi buổi gặp mặt, đối thoại tạo điều kiện thanh niên bày tỏ tâm tư nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất liên quan thực hiện chủ trương, chính sách phát triển thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Đồng chí Lê Thị Hạnh - Bí thư Huyện Đoàn Than Uyên cho biết: “Thời gian qua, Huyện Đoàn triển khai sâu rộng phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp đến các cấp bộ Đoàn trong toàn huyện. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo huyện làm tốt công tác tư vấn nghề cho ĐVTN, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển các mô hình kinh tế. Định hướng ĐVTN một số ngành nghề phù hợp từng vùng, địa phương như: Nuôi cá lồng, sản xuất nông sản lúa chất lượng cao. Triển khai hỗ trợ một số dự án phát triển mô hình kinh tế cho thanh niên đảm nhận và thực hiện, giúp ĐVTN tham quan, học tập mô hình kinh tế của người dân có hiệu quả để ĐVTN nắm bắt ứng dụng để từng bước khởi nghiệp”. Nhờ sự chủ động định hướng tư vấn nghề nghiệp, ĐVTN huyện Than Uyên đã mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 hợp tác xã thanh niên đang tập trung nuôi cá lồng, sản xuất nông sản chất lượng cao, chăn nuôi và trên 100 mô hình kinh tế vừa và nhỏ do ĐVTN làm chủ như: Mô hình ổi của đồng chí Nùng Văn Nên (xã Hua Nà), mô hình chăn nuôi lợn và bò của anh Nguyễn Văn Thiện (xã Mường Than)...

Anh Hù Văn Ngâm, bản Đán Đăm, xã Hua Nà, huyện Than Uyên chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi cũng đã trồng nhiều cây ăn quả, nhưng thực sự đem ra chợ bán lúc được lúc không, mà cây cho thu hoạch rất thấp. Năm 2017, tôi được học lớp đào tạo nghề trồng cây ăn quả. Học xong tôi tiếp tục đi thăm quan các mô hình trồng cây ăn quả ở các nơi. Về nhà tôi mua thêm giống bưởi da xanh, ổi, mít Thái... nhờ khuyến nông huyện hướng dẫn cùng với bản thân tìm tòi áp dụng, học từ các quy trình trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bao tiêu sản phẩm, mà đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình đã cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm”.

Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Mô hình chăn nuôi lợn và bò của anh Nguyễn Văn Thiện - xã Mường Than. Ảnh:TL

Đa dạng các hoạt động hướng nghiệp

Các hoạt động đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm cho ĐVTN được tăng cường triển khai. Đoàn thanh niên các xã, thị trấn đã tập trung phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc cây trồng, xây dựng các mô hình trang trại. Tăng cường tư vấn hỗ trợ ĐVTN khởi nghiệp, chủ động tạo việc làm, góp vốn và liên kết phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, kết quả đã có 39 ĐVTN có việc làm ổn định. Huyện Đoàn còn hỗ trợ ĐVTN vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh thông qua nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Đến nay tổng số vốn dư nợ đạt trên 43 tỷ đồng cho vay trên địa bàn 6 xã, thị trấn, 37 tổ vay vốn với 1.586 hộ vay.

Nhờ sự chủ động định hướng tư vấn nghề nghiệp và đồng hành trong lập nghiệp, nhiều ĐVTN đã mạnh dạn tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vươn lên thoát nghèo. Đoàn viên Soi Văn Phát, Chi đoàn bản Lướt, xã Mường Kim, huyện Than Uyên tâm sự: “Được cán bộ Đoàn xã tư vấn, định hướng trong phát triển kinh tế; bản thân mạnh dạn đầu tư mô hình cung cấp thực phẩm sạch như: Gà thịt, lợn rừng, trứng gà, rau sạch. Đến nay, mô hình là địa chỉ tin cậy bảo đảm thực phẩm sạch cho người dân thị trấn và cho hiệu quả kinh tế từ khoảng 250 - 300 triệu đồng, tạo việc làm cho 8 đoàn viên trong bản cùng tham gia”.

Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu

Trên địa bàn huyện Than Uyên có 6 Hợp tác xã thanh niên đang tập trung nuôi cá lồng

Huyện Đoàn Than Uyên cũng phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương gặp gỡ, trò chuyện tìm hiểu tâm tư nguyện vọng ĐVTN kịp thời cổ vũ và khơi dậy trong ĐVTN ý chí vươn lên, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Thường xuyên kiện toàn, duy trì hoạt động các mô hình “Thanh niên làm kinh tế giỏi” trong khối nông thôn. Hướng dẫn cơ sở đẩy mạnh thực hiện “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”. Tuyên truyền vận động ĐVTN đi đầu trong việc thực hiện các Đề án phát triển kinh tế của huyện. Tổ chức các hoạt động góp phần chung tay xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh.

Ngoài ra, huyện Đoàn tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, giúp ĐVTN hiểu và không ngừng trang bị kiến thức cần thiết, chủ động tham gia hội nhập. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ĐVTN về nghề nghiệp và việc làm; tăng cường các hoạt động tư vấn nghề và hướng nghiệp, giải quyết việc làm giúp thanh niên lựa chọn nghề phù hợp với khả năng mỗi thanh niên. Hỗ trợ, nhân rộng các mô hình ĐVTN làm kinh tế giỏi, các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là thanh niên, tỉnh Lai Châu đang tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, cân đối bố trí nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

http://nguoilambao.vn/mo-hinh-dao-tao-nghe-giup-thanh-nien-nong-thon-lap-nghiep-tai-lai-chau-n16642.html

(0) Bình luận
  • Xã Thuỷ Xuân Tiên (Chương Mỹ): Chuyển mình cùng nông thôn mới kiểu mẫu
    Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, thời gian qua, xã Thuỷ Xuân Tiên đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng NTM kiểu mẫu với cách làm chủ động, sáng tạo. Do đó, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.
  • Sắp diễn ra Triển Lãm HanoiPlas 2024 tại Hà Nội
    Từ ngày 5- 8/6/2024 tại I.C.E. Hà Nội, Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành Nhựa và Cao Su sẽ được tổ chức.
  • Khởi động diễn đàn công nghệ FORTEC đầu tiên
    Vừa qua, Công nghệ Pháp (French Tech) Việt Nam khởi động diễn đàn FORTEC đầu tiên, cung cấp nền tảng phát triển cho các nỗ lực đổi mới, công nghệ và tiến đến kết nối các hệ sinh thái công nghệ của Pháp và Việt Nam.
  • Lễ hội Rượu vang Ý 2024: Trải nghiệm văn hóa và cơ hội kinh doanh
    Lễ hội Rượu vang Ý – một sự kiện thường niên do Lãnh sự quán Ý và Gambrorosso tổ chức, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và du khách đam mê văn hóa Ý tại Việt Nam – sẽ trở lại vào ngày 3 tháng 6 năm 2024 tại khách sạn Rex, TP Hồ Chí Minh (141 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện năm nay không chỉ hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo, kết hợp giữa các loại rượu vang thượng hạng và món ăn đặc sắc của Ý, mà còn mở ra cơ hội kết nối thương mại hiệu quả.
  • Hà Nội: Cưỡng chế thu hồi đất với 8 hộ dân không thực hiện di dời tại số 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo
    Sau thời gian tích cực tuyên truyền, vận động, đúng 9h sáng 22/5/2024, tại Hà Nội, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm tổ chức cưỡng chế thu hồi đất với 8 hộ dân không thực hiện di dời tại số 43F - 47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo theo quy định. Đất thu hồi sẽ được sử dụng vào dự án xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm)
  • Triển lãm Quốc tế về Công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép và gia công kim loại METAL & WELD - ISME VIETNAM 2024
    Sáng ngày 17/5 trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về Công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép và gia công kim loại (Metal & Weld – Isme Vietnam 2024) tại Hà Nội đã diễn ra chương trình "Giao thương doanh nghiệp Ngũ kim, máy móc, thiết bị công nghiệp", “Diễn đàn Công nghệ Hàn phục vụ công nghiệp 4.0 và 5.0” và “Hội thi tay nghề Hàn Hà Nội 2024 - Trình diễn kỹ thuật hàn công nghệ cao”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Chuẩn bị diễn ra Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương
    Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 20-23/9/2024. Địa điểm tại Khu Công viên Văn hóa Tràng An (gần UBND phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình).
  • Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
    Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách mới, cơ sở pháp lý mới giúp Hà Nội không để “lọt” người tài
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua, tạo động lực để Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam sớm cán đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Đặc biệt, với các chính sách mới, cơ sở pháp lý mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội thu hút được nhiều người tài để phát triển Thủ đô.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
  • Truyện ngắn: Điều an ủi cuối cùng
    Bùi Duy Phong là tác giả còn khá mới, có nhiều truyện ngắn thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Tháng 10.2020, nối dài mạch cảm xúc giản dị, chân thành, tập truyện thứ 2 của anh Ðiều an ủi cuối cùng ra mắt bạn đọc. Truyện của Bùi Duy Phong khiến người ta nghĩ nhiều hơn về yêu thương, về cái tình, cái nghĩa trong cuộc đời này. Điều ấy được anh nhẹ nhàng truyền tải qua những câu chuyện của mình.
  • Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt
    Những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị sẽ được tái hiện trong dự án phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây.
  • Quảng bá sản phẩm OCOP “đất trăm nghề” Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
    Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, tối 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tôn vinh các sản phẩm về mít đặc sản Hà Nội năm 2024”.
  • "Qua những miền di sản Việt Bắc" với nhiều hoạt động đặc sắc quảng bá tiềm năng du lịch 6 tỉnh
    Chương trình có biểu diễn các di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Bắc Kạn, gồm: Lượn cọi, Lượn Slương của người Tày, Hát Sli của người Nùng, Hát Pá Dung của người Dao, Hát Then - đàn Tính của người Tày, Nùng, Thái...
  • Mở rộng khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc
    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất chủ trương mở rộng diện tích khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.
Mô hình đào tạo nghề giúp thanh niên nông thôn lập nghiệp tại Lai Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO