Lương y Đặng Huy Phòng: “Bàn tay vàng” trong việc chữa bệnh sức khỏe nhân dân

Minh Huệ| 12/01/2018 12:07

"Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" Xin mượn câu nói của Nhà thơ Hoàng Trung Thông trong tác phẩm “Bài ca vỡ đất” để nói về anh - người đã dùng đôi bàn tay của mình để cứu giúp, chữa lành cho bao cơn đau quái ác của người bệnh, giúp họ trở lại cuộc sống bình thường, cũng chính đôi bàn tay ấy “bàn tay vàng” đã làm nên nhưng điều kỳ diệu cho rất nhiều người bệnh. Có nhiều người được chữa khỏi bệnh đều gọi anh là “Thần y” bởi người ta được anh chữa khỏi bệnh sau những tháng ngày đau

http://nguoihanoi.com.vn/rang-danh-luong-y-dat-quang-giua-long-thu-do_239590.html

Từ trái tim “mang nợ” của người thầy thuốc thiện tâm


Tôi gặp Lương y Đặng Huy Phòng vào những ngày đầu hè tháng tư như một sự sắp đặt tình cờ của định mệnh, cơn gió lạnh cuối cùng của những ngày cuối xuân có lẽ không đủ làm nguội lạnh trái tim ấm nóng của người thầy thuốc, một trái tim luôn cháy hết mình với tình yêu nghề mãnh liệt.


Gặp anh tại phòng khám và chia sẻ cùng những người bệnh đang được anh điều trị ở đây, tôi càng thấu hiểu hơn nữa tài năng của người thầy thuốc thiện tâm, thấu hiểu hơn nữa một trái tim “mang nợ” với người bệnh của anh, có lẽ giữa những bon chen của cuộc sống hàng ngày, giữa những vội vã thúc dục của cuộc sống hiện đại vẫn còn đâu đó những giá trị nhân văn sâu sắc giữa con người với con người.


Ấn tượng lớn nhất của tôi về anh trong lần gặp đầu tiên chính là phong thái ung dung, tự tại, sự điềm tĩnh hiếm thấy của một người mà ngày nào cũng phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân khác nhau từ khắp mọi miền đất nước. Có lẽ chính sự thân thiện ấy đã làm nên con người anh một người thầy thuốc nhân dân cao quý.

Lương y Đặng Huy Phòng: “Bàn tay vàng” trong việc chữa bệnh sức khỏe nhân dân
Vừa qua Lương y Đặng Huy Phòng (Việt Nam) đã có chuyến thăm và giao lưu với Lương y Tây Tạng (Trung Quốc)

Trao đổi với anh về phương pháp chữa bệnh mà anh đang sử dụng, anh cho biết: cơ thể con người ngoài huyết dùng để nuôi cơ thể còn có khí do sự hoạt động của các tạng phủ sinh ra. Khí cùng huyết lưu thông khắp cơ thể. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó, khí huyết mất sự lưu thông, con người sẽ ốm đau, bệnh tật.

Để lấy lại sự cân bằng của khí huyết, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản, tiện lợi, hiệu quả và tiết kiệm nhất.


Thủ thuật xoa bóp bấm huyệt sẽ làm tăng tuần hoàn qua cơ đến gân, gân lấy được dinh dưỡng trở nên mềm mại, tăng tính đàn hồi, tăng tầm hoạt động của khớp trong trường hợp co rút dây gân và dây chằng; tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch, tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp; giúp tuần hoàn cơ được cải thiện, xương được nuôi dưỡng tốt hơn, làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương.


Không chỉ chữa bệnh hiệu quả, đây còn là cách phòng bệnh thấp khớp, thoái hóa khớp rất tốt. Như vậy chỉ với thủ thuật xoa bóp, bấm huyệt, thầy Đặng Huy Phòng đã giúp người bệnh xóa tan những cơn đau nhức xương khớp hành hạ, giúp họ tự tin và vui vẻ trong hoạt động.

Từ khi gặp anh, trong suy nghĩ của tôi luôn đặt ra câu hỏi rằng anh đã lấy động lực từ đâu để hàng ngày, hàng giờ làm việc không ngừng nghỉ cứu chữa hàng nghìn bệnh nhân trên khắp mọi miền tổ quốc.

Anh chia sẻ: động lực thúc đẩy anh làm việc hàng ngày chính là nhờ “niềm vui khỏi bệnh của người bệnh”, nụ cười của họ khi vượt qua được cơn đau chính là nụ cười, là niềm vui, là động lực của anh. Tôi cảm nhận được những trăn trở, những suy tư rất lớn trong anh về người bệnh.


Thoảng trong ánh mắt hiền từ của anh là sự lo lắng, băn khoăn rất nhiều cho những bệnh đặc biệt là những bệnh nhân từ phương xa tới. Với những bệnh nhân khó khăn, anh sẵn sàng giúp đỡ thậm chí là chữa trị miễn phí, lo chỗ ăn, chỗ ngủ cho họ trong thời gian khám chữa bệnh.Tài năng, tâm huyết và tình yêu thương người bệnh của anh đã giúp cho bệnh nhân thấy an tâm hơn mỗi lần tới thăm khám, chữa bệnh.


Đến niềm vui vỡ òa của người bệnh


Chia sẻ với tôi anh tâm sự: anh làm nghề đã rất nhiều năm, anh không thể nhớ được mình đã chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu bệnh nhân. Hàng ngày có hàng chục bệnh nhân tìm đến phòng khám của anh để được chữa bệnh, mặc dù phải chờ để đến lượt khám trong tình trạng đau nhức nhưng ai cũng hồ hởi phẩn khỏi bởi hầu hết mọi người đều có chung suy nghĩ: sự chờ đợi có là gì so với niềm vui sau khi được thầy chữa bệnh, có bệnh nhân còn nói vui “Ở đây, lúc mới đến ai cũng khóc lóc nhăn nhó, sau khi được thầy chữa bệnh bấm huyệt lại cười vui hớn hở”. Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng đó lại là điều diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại phòng khám của anh.


Trường hợp bệnh nhân Mai Thị Phượng (67 tuổi, ở tổ 10, khu 2, phường Hòn Gai, thành phố Hạ Long), bệnh viện chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm gần 10 năm nay, bệnh nhân có dùng thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm, thời gian gần đây bệnh tiến triển ngày càng nặng, chân run không đi được phải có người giữ bác sĩ chẩn đoán cần phải mổ.


Được người quen tư vấn chị tìm đến phòng khám của anh. Anh chuẩn đoán và dự kiến sẽ dùng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chuyên sâu để điều trị cho bệnh nhân trong vòng 15 ngày. Sau 7 ngày điều trị, bệnh chuyển biến rõ rệt không bị đau, chân không teo nữa, điều trị được  ngày chân  không còn run nữa.


Bệnh nhân Trịnh Thị Mùi (62 tuổi, ở xã Hương sơn, Mỹ Đức, Hà Nội), bị đau gai 4 đốt ở xương sống. Chị đã đi thăm khám ở bệnh viện, uống nhiều thuốc không thấy bệnh thuyên giảm. Mỗi khi vận động, đứng lên ngồi xuống rất đau và khó chịu.


Chị nói ngày đầu đến phòng khám thấy thầy tận tình khám chữa cho người bệnh, niềm nở hòa đồng với mọi chị mừng lắm. Bởi chị đã đi khám bệnh ở nhiều nơi, hiếm khi thấy người thầy thuốc nào lại tận tậm đến thế. Chị cảm thấy yên tâm phần nào.


Sau khi được thầy khám chữa bệnh chị mừng vui khôn xiết vì đã dứt được phần nào những cơn đau đã hành hạ chị, không cho chị giấc ngủ yên suốt nhiều năm qua. Đến ngày thứ 6 chị nằm ngủ không thấy đau nhức, vui mừng phấn khởi như gặp được thuốc tiên.


Chị Phạm Thị Thu Hương ( 33 tuổi, ở xã Thủy Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng). Chị tâm sự, gia đình chị có hoàn cảnh khó khăn nên chị rất vất vả, lao động chân tay nhiều nên chị bị tê mỏi, đau nhức toàn thân, có khi ngồi lâu không đứng lên cúi xuống được.


Chị đi bệnh viện khám bác sĩ chẩn đoán chị bị bị tê liệt dây thần kinh số 7, đau lưng và đau vai gáy. Điều trị nhiều năm nay mà bệnh không thấy thuyên giảm. Nghe nhiều người kể về lương y Đặng Huy Phòng chị lặn lội đường xá xa xôi tìm đến phòng khám.


Chị cảm động vô cùng khi được thầy chữa trị miễn phí sau khi biết hoàn cảnh khó khăn của chị. Chị cho biết: thầy có cái tâm thiện lắm, nhiều người bệnh ở đây được thầy khám chữa miền phí, có những người chữa khỏi được bệnh thầy mới lấy tiền. Đúng là tài tâm vẹn toàn.  


Vẫn còn rất, rất nhiều những người bệnh nhân nữa tìm đến phòng khám của anh mà tôi không thể kể ra hết ở đây. Hầu hết họ sau khi được anh khám chữa bệnh đều có chúng một nhận định: sẽ tốt đẹp biết bao nếu như trên đất nước mình có nhiều, nhiều hơn nữa những người thầy thuốc tài năng và thiện tâm như thầy Phòng.

Lương y Đặng Huy Phòng: “Bàn tay vàng” trong việc chữa bệnh sức khỏe nhân dân

Lương y Đặng Huy Phòng đang chữa bệnh cho các bệnh nhân

Trong dòng cảm xúc của anh khi chia sẻ với tôi về nghiệp duyên làm thầy thuốc của mình, có những lúc tôi cảm nhận anh đang có những trăn trở, suy tư khó nói thành lời.


Anh tâm sự: nhiều khi thấy giận chính bản thân mình bởi suốt nhiều năm qua vì niềm đam mê, tình yêu nghề, vì những người bệnh nhân màkhông biết từ bao lâu rồi anh không có thời gian riêng cho bản thân mình, cho gia đình.

Nhưng hơn ai hết anh giận mình vì đã không giành nhiều thời gian cho người vợ đã đồng cam cộng khổ cùng anh trong nhiều năm qua. Chị chính là hậu phương vững chắc, là động lực thúc đẩy, là “thầy thuốc” của anh, giúp sức cho anh trong công việc khám chữa bệnh.  

Mong rằng anh sẽ luôn vững tâm để tiếp tục đi trên con đường y nghiệp. Bởi trên hết việc làm của anh đã và đang mang lại cuộc sống khoẻ mạnh, niềm vui, hạnh phúc cho rất nhiều người bệnh, đó chính là việc làm phúc đức, thiện tâm đúng như ca dao xưa có câu:


“Dẫu xây chín bậc phù đồ

Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Lương y Đặng Huy Phòng: “Bàn tay vàng” trong việc chữa bệnh sức khỏe nhân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO