Luật Lực lượng dự bị động viên cần bám sát tư duy mới về chiến tranh hiện đại

HNM| 11/04/2019 18:59

Chiều 11-4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, việc ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên là cần thiết, bởi sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (từ năm 1996), Pháp lệnh này đã góp phần thiết thực vào việc xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng hùng hậu, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Lực lượng dự bị động viên cần bám sát tư duy mới về chiến tranh hiện đại

Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị giải thích rõ vì sao lực lượng dự bị động viên phải được duy trì đủ quân số, có số lượng dự phòng 10% đến 15%; không nên quy định UBND cấp huyện cũng có thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên. Ngoài ra, dự thảo luật mới đề cập lực lượng dự bị động viên trong thời bình, chưa nói đến trong thời chiến thì như thế nào...

Cho ý kiến vào dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tán thành việc nâng Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên lên thành luật. Tờ trình dự thảo luật nên khái quát nâng tầm cơ sở pháp lý cao để xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao tờ trình đã nêu rất đúng, trúng về sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên, vì dự báo về chiến tranh trong tương lai, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi truyền thống (chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng...). Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo luật chưa bám sát tư duy mới về chiến tranh hiện đại: Xây dựng lực lượng dự bị động viên đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo có tới 13/47 điều giao cho Chính phủ, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành là quá nhiều và đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định ngay trong luật, nhất là những điều liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân...

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc trình dự án Luật Lực lượng dự bị động viên tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc trong tháng 5-2019. Đồng chí đề nghị Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan sớm hoàn thiện dự án luật để trình Quốc hội theo đúng quy trình.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đừng bỏ lỡ
Luật Lực lượng dự bị động viên cần bám sát tư duy mới về chiến tranh hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO