Lừa đảo việc làm, nhiều lao động sập bẫy

Ngọc Bảo/Thương hiệu công luận| 25/07/2018 16:15

Muôn vàn những lời quảng cáo có cánh trên mạng về tuyển dụng việc làm với mức lương cao ngất. Tuy nhiên đằng sau đó lại là những chiêu trò lừa đảo khiến nhiều người phải rơi vào cảnh tiền mất tật mang.

"Tôi là sinh viên (SV) Trường CĐ Công Thương TP HCM. Vừa rồi nghỉ hè, tôi lên mạng internet, vào các nhóm công khai trên Facebook như Hội những người ở KTX khu A ĐHQG TP HCM, Việc làm thêm quận 9, Thủ Đức... để tìm hiểu. Ở đây, tôi thấy khá nhiều thông tin tuyển dụng làm nhân viên đánh máy, soát vé tại các rạp chiếu phim, bán hàng siêu thị, nhà sách... Tuy nhiên, chỉ khi đến làm việc, tôi mới biết mình bị lừa" - SV Đặng Quỳnh N. (21 tuổi) phản ánh với phóng viên.

Lừa đảo việc làm, nhiều lao động sập bẫyLừa đảo việc làm, nhiều lao động sập bẫy

Lừa đảo việc làm được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội

N. kể sau khi thấy đăng tin tuyển nhân viên dán tờ rơi quảng cáo, lương khá, N. đến dự phỏng vấn, bị yêu cầu đóng khoản phí 300.000 đồng và được đưa 3 xấp giấy quảng cáo về để dán, tiền lương 4,5 triệu đồng. Suốt 1 tháng thức khuya dậy sớm để làm cho xong việc, đến ngày lên nhận lương thì N. không được trả đồng nào. "Họ nói tôi làm không đúng công việc họ giao, nếu làm thêm 1 tháng nữa thì sẽ trả nửa tháng lương, còn lương của 1 tháng rưỡi kia là đền bù cho mấy cái tôi làm sai. Tôi tức quá nên xin nghỉ và đòi lại tiền cọc 300.000 đồng nhưng họ nói số tiền đó không đủ trả cho mấy cái sai lặt vặt của tôi, "còn không biết xấu hổ mà đòi cái gì" - N. bức xúc cho biết.

Tương tự, Nguyễn Quỳnh T. (20 tuổi, quận Gò Vấp) phản ánh sau khi lên mạng tìm việc, T. được hẹn đến đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh) để phỏng vấn xin việc. Tại bàn tiếp đón, người hướng dẫn nói sơ qua về công việc rồi yêu cầu đóng phí 500.000 đồng để làm thẻ ATM, đồng phục và phí giữ chỗ dù trước đó khi gọi điện thoại hẹn phỏng vấn, họ nói không thu bất kỳ khoản phí nào. Đóng tiền xong, nơi đây lại hẹn hôm sau đến một địa chỉ khác trên đường Phạm Hùng (quận 8) để nhận việc. Khi T. đến thì đây không phải là văn phòng làm việc mà là phòng trọ nhỏ. Một người yêu cầu T. đóng thêm 250.000 đồng. Biết bị lừa, T. đòi lại số tiền đã đóng nhưng không được chấp nhận vì không có giấy tờ gì chứng minh.

Từ những thông tin N. và T. cung cấp, chúng tôi thử vào nhóm Hội những người ở KTX khu A ĐHQG. Một nick Facebook có tên Cây Cổ Thụ đăng tuyển nhân viên bán hàng tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi, đối tượng tuyển dụng là mọi thành phần, đặc biệt ưu tiên SV. Ca 4 giờ/ngày sẽ hưởng mức lương là 4,8 triệu đồng/tháng, ca 6 giờ/ngày sẽ hưởng mức lương 6,7 triệu đồng/tháng, ca 8 giờ/ngày mức lương 8,2 triệu đồng/tháng. Không chỉ lương cao mà khi đến làm việc còn được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định, bao ăn ở 100%, nếu không ở lại thì hỗ trợ 800.000 đồng tiền xăng xe.

Sau khi gọi vào số điện thoại được cho là của người quản lý, chúng tôi nhận được cuộc hẹn phỏng vấn vào sáng hôm sau tại địa chỉ 186 Cống Lở (phường 15, quận Tân Bình). Điểm hẹn là quán cà phê với hàng chục người đến phỏng vấn và đa số vẫn là SV. Trên trang tuyển dụng ghi rõ là tuyển nhân viên làm tại siêu thị, rạp chiếu phim nhưng người hướng dẫn nói với chúng tôi do đã đủ nhân sự nên hiện tại tuyển nhân viên bán ca cao và yến cao cấp. Khi được hỏi công việc cụ thể thế nào, địa chỉ làm ở đâu, người hướng dẫn trả lời mơ hồ: "Hiện tại công ty đang sửa chữa nên tạm thời mọi người sẽ làm việc ở quán cà phê. Công ty có nhiều chi nhánh, nếu em học việc sau vài ngày, xem thái độ thế nào sẽ được đưa đến địa điểm gần nhà để làm". Được yêu cầu đóng phí, chúng tôi viện cớ không đem đủ tiền, người hướng dẫn nói: "Có bao nhiêu đóng trước bấy nhiêu, vài chục ngàn đồng cũng được". 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Lừa đảo việc làm, nhiều lao động sập bẫy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO