Loại cán bộ biến chất để làm sạch bộ máy

Trần Hà/Kinhtedothi| 11/08/2019 17:47

Thời gian qua, cùng với quy định của Đảng, những chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ đến các đơn vị, địa phương để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa, biến chất cũng đặc biệt được nhấn mạnh. Đây là vấn đề vẫn luôn được dư luận quan tâm, bởi công tác cán bộ “nóng” liên tục khi số cán bộ vi phạm kỷ luật bị xử lý ngày càng tăng, trong đó có cả cán bộ cấp cao, giữ những vị trí quan trọng.

Loại bỏ được những người “tha hóa”
Số liệu thống kê có thể thấy, 5 năm qua, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật Đảng trên 77.600 đảng viên vi phạm, trong đó hơn 4.300 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Nếu chỉ tính tiêng từ đầu năm đến nay, đã thi hành kỷ luật đối với 123 tổ chức Đảng và 7.923 đảng viên vi phạm; trong đó có 256 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, con số này tăng so với cùng kỳ trước. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kỷ luật đối với 1 tổ chức Đảng, 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nhận định, qua đây có thể thấy Đảng đã loại bỏ được những người “tha hóa, biến chất”, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhưng cũng rất buồn khi cán bộ được giao những vị trí có chức, có quyền mà lại sa ngã, vi phạm, để lợi ích nhóm chi phối... Điều đó càng cho thấy kiểm soát quyền lực cho hiệu quả vẫn thực sự là yêu cầu cấp bách nhằm ngăn chặn kịp thời các kẽ hở phát sinh tham nhũng.

Cùng với đó, ở góc độ chính quyền, những hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ vẫn xảy ra nhiều nơi, nhiều bộ ngành, địa phương với các mức độ khác nhau. Nhiều vụ việc gần đây khiến dư luận bức xúc đều liên quan đến những nhiễu, tiêu cực và tham nhũng vặt liên tục được chỉ ra. Từ tham nhũng vặt trong cấp chứng tử, chứng sinh, cảnh sát giao thông nhận tiền đến những vụ việc nghiêm trọng hơn như dọa dẫm, đòi hối lộ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, điển hình gần đây nhất là vụ cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ khi thanh tra ở một địa phương tỉnh Vĩnh Phúc. Rồi tình trạng cán bộ, công chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật để sách nhiễu, nhận “lót tay”...

Có ý kiến cho rằng, dù chỉ là tham nhũng vặt nhưng cũng tinh vi và như "ổ mối ăn mòn chân đê", nhỏ nhưng có thể phá hủy cả con đê lớn... Hơn nữa, điều đó không chỉ gây bức xúc đối với người dân, DN, mà còn có thể làm tổn hại niềm tin của xã hội đối với người cán bộ, công chức. Tình trạng đó cần sớm chấm dứt.

Những thông điệp mạnh mẽ

Để siết lại công tác này, hàng loạt quy định về công tác quản lý, đánh giá, đề cao tính nêu gương của cán bộ đã được ban hành. Nhiều quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, có khung, có lượng hóa sát sao về luân chuyển cán bộ; phân cấp quản lý và giới thiệu cán bộ ứng cử; khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp… đã được đưa vào thực thi để sàng lọc cán bộ từ sớm.

Nhiều lần, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định thông điệp mạnh mẽ phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và DN trong giải quyết công việc; kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước những cán bộ hư hỏng, tham nhũng, thanh lọc đội ngũ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, bất cứ ai cũng không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật, bất kỳ ai sử dụng quyền lực đều phải phục vụ Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân và tự giác chịu sự giám sát của Nhân dân.

Thể hiện quyết tâm loại bỏ những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN trong giải quyết công việc, Chỉ thị số 10 ngày 22/4/2019 của Thủ tướng “về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN trong giải quyết công việc” đang được các cấp ráo riết triển khai. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục có Công điện số 724 về việc tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng chống tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ, bảo đảm ngăn chặn cho được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, "vòi vĩnh", "chung chi", vụ lợi. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo đúng quy định… 

Tuy nhiên, đúng như nhiều ý kiến đã chỉ rõ, điều quan trọng là cần quyết tâm thực hiện nghiêm túc các nội dung rất đúng và trúng này, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang tiến hành chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, yêu cầu dứt khoát không để lọt vào cấp ủy, bộ máy những người có biểu hiện tham ô, tham nhũng, tiêu cực. Như nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư Vũ Quốc Hùng nhận định, việc làm chặt để “loại ngũ” những đối tượng tha hóa, biến chất, làm trong sạch bộ máy, sẽ nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo, quản lý Nhà nước. Đây không phải công việc dễ dàng, đòi hỏi các cơ quan chủ trì phải bản lĩnh, không nể nang, né tránh. Nhiệm vụ này cũng cần làm chặt chẽ và muốn có kết quả cao, phải dựa vào dân, để dân giám sát, phản ánh những điều trung thực nhất.

PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội: Thực thi phải nghiêm
Cả Đảng và Chính phủ đều đã đưa ra những chỉ đạo, mục tiêu, giải pháp rất quyết liệt, rõ ràng được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội. Đặc biệt thời điểm chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, việc thanh lọc, loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất là rất cần thiết, được người dân rất kỳ vọng, chờ đợi. Nhưng trước thực tiễn việc thoái hóa cũng ngày càng tinh vi, sự biến chất cũng có “kỹ xảo”, việc thực thi các giải pháp phải thật sự nghiêm túc. Do đó, phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các hệ thống chính trị, có sự phân công, quy rõ trách nhiệm và kiểm tra thường xuyên, không để sự việc xảy ra rồi mới đi giải quyết, xử lý.
(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Loại cán bộ biến chất để làm sạch bộ máy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO