Lễ tưởng niệm 55 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Thế Anh/TTXVN/Vietnam+| 04/06/2018 07:36

Ngày 3/6, (nhằm 20/4 Mậu Tuất), Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm 55 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2018) và hiệp kỵ chư Thánh tử đạo.

Lễ tưởng niệm 55 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân
Tiết mục văn nghệ ca ngợi Bồ-tát Thích Quảng Đức, pháp nạn 1963 tại Đại nhạc hội “Lửa thiêng bất diệt” kính mừng Đại lễ Phật đản. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)


Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, chư tôn đức Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam một số tỉnh, thành phía Nam; 24 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh; môn đồ pháp quyến Bồ-tát Thích Quảng Đức, quý Ni trưởng, Ni sư Phân ban Ni giới Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đông đảo Phật tử thập phương tham dự lễ tưởng niệm. 

Đến dự lễ tưởng niệm còn có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể. 

Tại lễ tưởng niệm, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tuyên đọc tiểu sử Bồ-tát Thích Quảng Đức (1897-1963), nêu lại hành trạng của Bồ-tát từ khi ngài mới xuất gia cho đến khi ngài thiêu thân đòi bình đẳng, hòa bình cho dân tộc, sự trường tồn của Phật pháp. 

Hai mươi năm hành đạo, ngài đã khai sơn, trùng tu, xây dựng 31 ngôi chùa, ngôi chùa cuối cùng nơi ngài trụ trì là chùa Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Sinh thời, ngài được mời giữ chức vụ Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng già Việt Nam, trụ trì chùa Phước Hòa (trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt). 

Sau khi trụ sở Hội dời về chùa Xá Lợi, ngài giao nhiệm vụ lại cho Hòa thượng Thích Quảng Minh và bắt đầu dời gót vân du hành đạo khắp nơi… 


Ngày 11/6/1963 (nhằm ngày 20/4 Quý Mão), trong cuộc diễu hành trên 1.000 vị tăng ni để đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, cùng sự thực thi 5 nguyện vọng chân chính của Phật giáo nên ngài đã quyết định thực hành hạnh nguyện tự thiêu, cúng dường Phật pháp và đồng thời chứng tỏ những nguyện vọng chính đáng của Phật giáo… 

Chính vì tâm nguyện này, bằng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, vô úy của đạo Phật, ngài đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám-Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), ngọn lửa thiêu thân ngài trở thành ngọn lửa vô úy-ngọn lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức. 

Trái tim Bồ-tát dưới sức nóng 4.000 độ vẫn không bị cháy, trở thành trái tim bất diệt trong lòng Tăng Ni, Phật tử khắp năm châu. 

Trong không khí trang nghiêm, thành kính hướng về Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo đã xả thân cho sự trường tồn của Phật pháp, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh đọc lời tưởng niệm:

“Cách đây 55 năm, cũng vào thời điểm này, giữa thành phố Sài Gòn, thủ đô của chế độ Ngô Đình Diệm, nhân dân và Phật giáo miền Nam đã dấy lên những phong trào đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ, thống nhất Tổ quốc của các tầng lớp nhân dân, thành phần xã hội. Nhất là phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các tôn giáo của Phật giáo đồ Việt Nam vì chính sách kỳ thị tôn giáo, gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Trong khí thế bừng bừng quyết tử để đạo pháp được trường tồn, thì xuất hiện một nhục thân Bồ-tát, đó là Bồ-tát Thích Quảng Đức với tinh thần vô ngã, vị tha, trọn đời lập chí siêu phàm, suốt một kiếp hiện thân đại sỹ…” 

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nhấn mạnh, kỷ niệm lần thứ 55 ngày Bồ tát vị pháp thiêu thân, cho chúng ta được sống và hưởng thụ những thành công tốt đẹp và không ngừng phát triển của Phật giáo Việt Nam hơn 50 năm qua vững mạnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển ở thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo. 

Để kỷ niệm và tri ân Bồ tát Thích Quảng Đức, chư Thánh tử Đạo, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải nỗ lực phát triển Giáo hội và làm cho truyền thống yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên đường phát triển, gắn kết một cách nhuần nhuyễn trong tinh thần dân tộc Việt Nam và giữ vững nền hòa bình thế giới. 

Ngọn lửa thiêng hùng tráng, vô úy, từ bi của Bồ-tát Thích Quảng Đức và pháp thân lồng lộng của ngài, gương hy sinh cao cả của chư Thánh tử đạo sẽ soi đường cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tăng ni, Phật tử Việt Nam hoàn thành sứ mạng lịch sử thiêng liêng trọng đại, phát triển vững mạnh, trang nghiêm, ổn định trong lòng dân tộc. 

Tại lễ kỷ niệm, đại diện Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các đại biểu và tăng ni, Phật tử đã thành kính hành lễ cúng dường, niêm hương tưởng niệm công đức sâu dày của Bồ-tát đối với Đạo pháp và Dân tộc.

Toàn thể đạo tràng chí thành dâng nén tâm hương tưởng niệm, nhất tâm tụng khóa Bát-nhã cúng dường Bồ-tát Thích Quảng Đức và chư Thánh tử đạo đã xả thân cho sự trường tồn của Đạo pháp./. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO