Văn hóa – Di sản

Lễ hội chùa Tây Phương trở thành di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Đình Thế 15:59 24/03/2025

Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.

ebb917ebb67779292066-623aeb7c8e980.jpg
Lễ hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.

Lễ hội năm nay không chỉ là dịp để người dân và du khách hành hương, chiêm bái mà còn mang ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nhiều hoạt động đặc sắc, sự kiện này hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm ấn tượng, tôn vinh giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật đặc biệt của ngôi chùa cổ kính bậc nhất Việt Nam.

Lễ hội được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, giới thiệu các giá trị di sản độc đáo của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương; từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, sự kiện nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho các thế hệ người dân cùng tri ân, ghi nhận công đức các thế hệ cha ông đã tạo ra giá trị di sản to lớn, độc đáo đang hiện hữu tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; góp phần định hướng cho thế hệ trẻ đóng góp vào việc bảo tồn các truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của quê hương Thạch Thất; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, phát huy điểm đến du lịch trên địa bàn theo Nghị quyết 09/NQ-TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy về “Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, huyện Thạch Thất đang tích cực tuyên truyền hướng dẫn, thực hiện hiệu quả các Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trong không gian lễ hội; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hạng mục kiến trúc, cổ vật, hiện vật; không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích,.

Bên cạnh đó, huyện đã lên phương án đảm bảo tốt các phương án giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự; bố trí các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, Trung tâm còn trang trí khu tiểu cảnh chụp hình lưu niệm bằng chính sản phẩm của làng nghề quê hương Thạch Thất như mẹt, nơm, tre… để du khách có những bức ảnh đẹp, gần gũi với con người, mảnh đất di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.

Ngoài việc thiết kế các tiểu cảnh để du khách thập phương chụp ảnh lưu niệm, năm 2025, Trung tâm còn xây dựng 2 kênh youtube và trang fanpage để cập nhật hàng ngày các thông tin, quảng bá hình ảnh của Thạch Thất nói chung và di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương nói riêng, nhằm giới thiệu đến du khách thập phương và người dân nắm bắt, biết đến di tích đặc biệt này.

Lễ hội chùa Tây Phương 2025 không chỉ là một sự kiện văn hóa - tâm linh quan trọng mà còn là cơ hội để người dân và du khách cùng chiêm ngưỡng, cảm nhận giá trị di sản dân tộc. Sự kiện này góp phần khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống, bảo tồn và lan tỏa những tinh hoa lịch sử, kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật tôn giáo Việt Nam.

Với những đổi mới trong công tác tổ chức, cùng sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, lễ hội năm nay hứa hẹn sẽ để lại dấu ấn khó quên trong lòng du khách, tiếp tục khẳng định vị thế của chùa Tây Phương như một báu vật văn hóa tâm linh bậc nhất của Thủ đô Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố Hà Nội
    Thường trực HĐND TP Hà Nội tổng hợp, công bố lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1).
  • Cơ hội nhận tài trợ miễn phí trọn gói thụ tinh ống nghiệm
    Đó chính là suất tài trợ trị giá nhất, gói IVF Vẹn tròn 70.110.000đ, thuộc dự án “Tháng 7 yêu thương – Viết tiếp giấc mơ làm cha mẹ” của Trung tâm Hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông). Dự án dành cho tất cả cặp vợ chồng hiếm muộn/mong con. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký từ 10/07 - 28/07/2025.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Tây Phương trở thành di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO