Lấy ý kiến xây dựng tiêu chí thí điểm mô hình phát triển văn hóa đọc

Mai Hoa/HNM| 26/01/2018 14:19

Sáng 26-1, tại Hà Nội, Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã tổ chức tọa đàm về các tiêu chí xây dựng thí điểm mô hình phát triển văn hóa đọc, nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của mạng lưới thư viện trong cả nước đối với việc thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

Lấy ý kiến xây dựng tiêu chí thí điểm mô hình phát triển văn hóa đọc

Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ VH-TT&DL nhấn mạnh, sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc, nhiều tỉnh, thành phố, bộ, ngành đã tiến hành xây dựng tiêu chí hình thành các giải thưởng văn hóa đọc. Đã có 34 tỉnh, thành phố, 4 bộ, ngành xây dựng Kế hoạch phát triển văn hóa đọc, tạo sự khởi sắc, động lực trong toàn ngành Thư viện ở Việt Nam. Số lượng thư viện cơ sở thiện nguyện ngày càng tăng. Một số nơi như Quảng Ninh, Thái Bình đã xây dựng đề án thí điểm xây dựng thư viện trường học hiện đại.

Nhiều đại biểu đã nêu ý kiến tại tọa đàm. Các ý kiến của bà Kiều Thúy Nga - Giám đốc Thư viện quốc gia; Đại tá Trần Thị Bích Huệ - Giám đốc Thư viện Quân đội... đã chia sẻ bài học kinh nghiệm hữu ích nhằm phát triển văn hóa đọc, nhìn thẳng vào khó khăn về kinh phí đầu tư, sự bất cập trong đãi ngộ đối với người làm công tác thư viện, nhận thức về vai trò của việc đọc ở nhiều cấp, ngành còn hạn chế, tình trạng giáo viên không quan tâm đọc sách ngoài sách giáo khoa, giáo trình ở một số nơi...

Trong khuôn khổ tọa đàm, Bộ VH-TT&DL cũng tổ chức lấy ý kiến về các tiêu chí xây dựng thí điểm mô hình phát triển văn hóa đọc trong thư viện, gồm: Thư viện có vốn tài liệu phong phú; cán bộ thư viện chuyên nghiệp, có khả năng tổ chức được nhiều tiện ích, dịch vụ thiết thực; thư viện thu hút đông đảo người sử dụng; thư viện có không gian thân thiện, thư viện mở cửa vào thời gian thích hợp với người đọc...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Lấy ý kiến xây dựng tiêu chí thí điểm mô hình phát triển văn hóa đọc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO