Làng Phú Xá

Hồ Sĩ Tá| 13/04/2018 10:04

Xù, Gạ thì giỏi chăn tằm/ Làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền

Làng Phú Xá
Đình Phú Xá ngày lễ hội
Xù là làng Phú Xá, Gạ là làng Phú Gia. Trước năm 1942, Phú Gia, Phú Xá và Thượng Thụy đều thuộc tổng Phú Gia, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Năm 1955 lập xã Phú Thượng thuộc quận V ngoại thành Hà Nội. Năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm, năm 1996 đổi là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Ở bên đường An Dương Vương lối rẽ vào làng có câu đối chữ Hán: 

Nhật Lâm Phú Xá trường quang ngọc
Nguyệt chiếu Hồng Hà ánh bảo ngân

Tạm dịch:

Trời soi Phú Xá lung linh ngọc
Trăng chiếu Hồng Hà lóng lánh ngân

Làng Phú Xá được lập ra từ 14 hộ gia đình của xóm Cựu Quán. Đó là vào đầu thế kỷ XVIII đời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng đời thứ 9 thời Lê - Trịnh. Mùa thu năm 1749, cụ Nghè Nguyễn Kiều là chồng của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm quan trong triều Lê - Trịnh đã cùng nhân dân khởi công xây dựng đình làng, đến mùa hạ năm Canh Ngọ 1750 đình làng được khánh thành với tên gọi “Tụy Lạc Đình” (nơi hội tụ vui vẻ và an lạc).

Cụ Nghè Nguyễn Kiều sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Hợi – 1695, hiệu là Hảo Hiên là người học rộng tài cao. Năm 20 tuổi, Nguyễn Kiều đỗ Hương Cống, năm sau 21 tuổi thi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715) – là một trong hai người trẻ tuổi nhất đỗ đại khoa, được dựng bia năm 1717. Sau khi đỗ ông được cử làm Hiệu thảo ở Viện Hàn lâm. Vua giao biên soạn 4 bản văn bia các khoa thi năm 1667, 1683, 1687 và 1712 dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Làng Phú Xá
Khu mộ ông Nguyễn Kiều và bà Đoàn Thị Điểm đã thành một số nhà bên đường phố vì làng đã thành phường. Ảnh: Lê Phương Liên
Năm 1734, Nguyễn Kiều được phong Tham thị xứ Nghệ An (lần thứ nhất). Năm Nhâm Tuất (1742) được làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 20 tuổi lấy cô Lê Thị Hằng, con gái Thượng thư Lê Anh Tuấn nhưng bà mất sớm, không có con. Sau lấy cô Nguyễn Thị Đóa con gái Tham tụng Nguyễn Quý Đức sinh được 2 trai 1 gái rồi bà qua đời khi mới ngoài 20 tuổi.

 Năm 1742 trước khi đi sứ sang Trung Quốc Nguyễn Kiều kết hôn với Đoàn Thị Điểm – dịch giả “Chinh phụ ngâm khúc”. Năm 1745 sau 3 năm đi sứ về Nguyễn Kiều sống cùng vợ con ở Kinh thành Thăng Long. Năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1748) đời vua Lê Hiển Tông, ông được thăng chức Tham tri vào trấn thủ Nghệ An (lần thứ hai). Lần này Nguyễn Kiều đưa cả gia đình theo, qua Thanh Hóa bà Điểm bị cảm lạnh, khi đoàn thuyền cập bến Nghệ An thì bà qua đời vào ngày 11 tháng chín năm Mậu Thìn (1784) thọ 44 tuổi. Linh cữu được đoàn thuyền đưa về quê hương chôn cất ở xứ Cống Đồng, nay mộ vẫn còn.

Sau thời kỳ làm quan Nghệ An, Nguyễn Kiều được điều về Thăng Long làm Phó đô ngự sử rồi Chánh đô ngự sử, tước Cấm Xuyên Hầu, rồi thăng Binh Bộ Tả Thị Lang Bồi Tụng (Phó Tể tướng).

Năm 1749, Nguyên Kiều khởi công xây dựng đình Phú Xá (vật liệu do ông chở từ Thăng Long về). Mùa hạ năm 1750 khánh thành, năm ấy làng Xù tách ra thành xã Phú Xá. Năm 1751, Nguyễn Kiều trồng cây gạo kỷ niệm ở phía bắc đình làng. Chính cây gạo này đã trở thành mối giao thông liên lạc của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1941- 1945. 

Nguyễn Kiều mất ngày 16 tháng 6 năm Tân Mùi - 1752, thọ 57 tuổi, mộ hiện nay vẫn còn ở xứ Đồng Tâm.

Nguyễn Kiều học rộng tài cao, cương trực và khiêm tốn. Năm Canh Ngọ 1750, một năm sau khi xây dựng xong đình làng, cụ đã khiêm nhường cùng nhân dân tôn vinh hai vị nhân thần Đại vương: Hiền Huệ Linh Ứng và Bảo Hy Linh Ứng làm Thành hoàng làng.

Theo bản thần tích thần sắc của đình thì dân làng tôn vinh hai vị nhân thần với sự tích hóa thân cứu dân trên dòng thác lũ hung dữ mùa mưa bão của ghềnh Xù năm xưa nhằm giáo dục về tâm đức và lòng hướng thiện cho các thế hệ con cháu mai sau. Tiếc thay năm 1959 ngôi đình thờ Thành hoàng làng bị phá bỏ hoàn toàn. Năm Kỷ Sửu 2009 - sau 260 năm dân làng Phú Xá tổ chức lễ khởi công xây dựng lại đình trên nền đất cổ năm xưa. Năm Canh Dần - 2010, nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhân dân Phú Xá long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ ngôi đình cổ - đình làng Phú Xá.

Đình có 3 gian 2 chái, cửa mở bốn bên. Chính giữa hậu cung là 2 bộ ngai thờ Nhị Vị Đại vương và ngai thờ Hà Bá, bên phải là khám thờ Tiến sĩ Nguyễn Kiều, bên trái là tượng Thánh Tăng. Hai gian bên trong đình có hai bộ kiệu đại (kiệu Anh và kiệu Em) từ thời Hậu Lê, 2 ngựa gỗ, 1 đôi hạc, 2 bộ chấp kích, 2 ông phỗng đá… và một chum Ngô đựng nước cúng cổ kính.

 Lễ hội đình Phú Xá diễn ra 3 ngày 9,10,11 tháng Hai. Trước đó làm lễ “mọc cột đình” như bao sái, mộc dục, chuẩn bị kiệu rước. Ngày mồng 9 dân làng tổ chức lễ rước nước, có rước long đình, chum Ngô, 2 bộ chấp kích, kiệu Anh, kiệu Em cùng cờ thần. Đoàn rước đi từ đình ra sông Hồng, dân làng cử ra một cụ đại diện cho lễ hội để múc nước bằng một gáo đồng vào chum Ngô. Nước được múc ở giữa dòng sông Hồng. Khi rước nước về đến đình thì đội tế cúng dân làng tiến hành làm lễ mộc dục. Sau khi tế lễ xong số nước còn lại trong chum Ngô được lưu giữ để làm nước thờ cúng trong cả năm.

Ngày 10 tháng Hai cúng cỗ chay như bánh trôi, bánh chay; cỗ mặn như xôi gà thủ lợn. Trai làng rước kiệu hai vị Thánh quanh làng. Rồi tế nam, tế nữ. Xưa kia trò chơi còn có cờ bơi, bơi thuyền đu bay… 

Nơi đây cũng là dấu tích lịch sử cách mạng: Ngày 24/8/1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc đã qua sông Hồng vào bến đò Xù (Phú Xá) đến nghỉ tại đình làng Phú Xá  trước khi vào nhà cụ An làng Phú Gia, rồi về ở 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm). Tại đây Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. 

Đình Phú Xá là điểm nhấn tâm linh của cư dân phía Bắc quận Tây Hồ. Tiếc thay ngôi đình giàu tính chất lịch sử này đến nay vẫn chưa được công nhận là Di tích lịch sử. 
(0) Bình luận
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Làng Phú Xá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO