Làm phim ''thời chiến'' - Những ngày không quên

Thụy Du/hanoimoi| 21/04/2020 11:21

Bộ phim truyền hình “Những ngày không quên” cuốn hút khán giả hai tuần nay, không chỉ bởi phản ánh vấn đề đang nóng bỏng là phòng, chống dịch Covid-19, mà còn đưa người xem gặp lại những nhân vật đã gắn bó hơn một năm qua. Đây có lẽ là bộ phim phản ứng nhanh nhất trong mùa dịch và đoàn làm phim “thời chiến” vượt không ít khó khăn, thách thức để cống hiến cho khán giả.

Làm phim “thời chiến” - Những ngày không quên
Bộ phim “Những ngày không quên” được thực hiện với tinh thần thời chiến nhằm góp phần tuyên truyền phòng, chống dịch.

Khi bộ phim “Đừng bắt em phải quên” đột ngột dừng phát sóng giờ “vàng” buổi tối trên kênh VTV1 với lý do được Đài Truyền hình Việt Nam đưa ra là nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong tình hình mới, công chúng khá bất ngờ và chờ đợi. Sau đó, bộ phim “Những ngày không quên” ngay lập tức lên sóng, cho thấy khả năng ứng phó và trách nhiệm xã hội của những người làm điện ảnh nước nhà.

Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) cho biết, nhiệm vụ sản xuất một bộ phim vừa mang tính tuyên truyền, vừa bảo đảm tính giải trí, thư giãn cho khán giả đúng thời điểm cả nước chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là vô cùng khó khăn và biến động, đòi hỏi người làm phim phải phản ứng nhanh nhạy, cùng với việc bảo đảm an toàn cho tất cả lực lượng tham gia.

Việc chọn những nhân vật, bối cảnh của hai bộ phim gia đình quen thuộc “Về nhà đi con” và “Cô gái nhà người ta” để tái hiện câu chuyện tại thành thị và nông thôn khi dịch Covid-19 đi qua, vừa nhanh chóng tạo sự gần gũi cho khán giả, vừa dễ truyền tải thông điệp phòng, chống dịch đến người xem. “Sợi dây” liên kết hai bối cảnh là ông Sơn (phim “Về nhà đi con”) vốn người gốc ở làng Yên (phim “Cô gái nhà người ta”).

“Những ngày không quên” do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng và Trịnh Lê Phong đạo diễn, với ê kíp diễn viên quen thuộc của cả hai bộ phim, như các Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng, Trung Anh, Bùi Bài Bình; Nghệ sĩ ưu tú Tiến Quang; diễn viên Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Bảo Hân, Tuấn Tú, Quốc Trường, Phương Oanh, Đình Tú, Việt Bắc, Hương Giang... “Bộ phim vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống thường ngày bị tác động bởi dịch Covid-19. Mọi biến cố, mâu thuẫn, vấn đề đều phát sinh từ dịch bệnh”, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng chia sẻ.

Toàn bộ kịch bản, hoạt động ghi hình, hậu kỳ sản xuất phim “Những ngày không quên” đều thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu”, vừa quay, vừa phát sóng, với dự định kéo dài 40 tập. Trong suốt thời gian sản xuất, đoàn làm phim đã chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để bảo vệ an toàn, như các loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn… Thành viên trong đoàn đều phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Diễn viên trước khi diễn xuất phải sát khuẩn tay, trang phục, phụ kiện…

Theo diễn viên Thu Quỳnh (vai Huệ), không chỉ ghi hình trong thời điểm có nhiều nguy cơ, đoàn làm phim còn gặp khó khăn do dịch bệnh nhiều biến động, một số bối cảnh đang quay dở không thể thực hiện tiếp, vì địa điểm tạm đóng cửa theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Nhiều thời điểm, biên kịch và đạo diễn phải bàn bạc ngay tại phim trường để xoay chuyển tình huống cho phù hợp với hoàn cảnh.

Diễn viên Thu Quỳnh cho biết, khi nhận lời tham gia đoàn làm phim, cô đã phải cách ly với gia đình và con cái để bảo đảm an toàn. “Được đóng góp chuyên môn vào một nhiệm vụ đặc biệt, đồng hành cùng công tác phòng, chống dịch ngay thời điểm này với bản thân tôi và cả đoàn làm phim là một vinh dự, ai cũng sẵn sàng và dồn tâm huyết để có được sản phẩm ý nghĩa”, Thu Quỳnh chia sẻ.

Tuy diễn viên Quốc Trường (vai Vũ) hiện đang ở miền Nam, nhưng đáp ứng sự mong đợi của khán giả, ê kíp làm phim đã có những “chiêu” rất hợp lý để anh xuất hiện trong phim. Theo tiết lộ của Quốc Trường, có phân đoạn được quay tại nhà anh để bảo đảm an toàn, đúng tiến độ.

Đã qua hai tuần phát sóng, hầu hết những tình huống dễ đoán trong “Những ngày không quên” đã được điểm qua. Chẳng hạn như chuyện đổ xô tích trữ thực phẩm, “găm” hàng, tăng giá, tin giả, người thân bị mắc kẹt ở châu Âu chưa về được… Những khuyến cáo về việc đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, thực hiện cách ly… cũng được khéo léo lồng ghép trong phim. Vì vậy, khán giả rất mong chờ những câu chuyện xúc động mà đoàn làm phim đã ít nhiều tiết lộ, như về các lực lượng tuyến đầu chống dịch, về tình người, sự đoàn kết, chung tay đẩy lùi dịch bệnh…

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Làm phim ''thời chiến'' - Những ngày không quên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO