Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em, nguyên nhân đề kháng kém

Hà Trần/THCL| 10/08/2018 09:28

Ở nước ta hiện nay, 90% số thuốc kháng sinh được bán mà không cần kê đơn, dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh, nguy cơ không còn thuốc chữa bệnh.

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em, nguyên nhân đề kháng kém

Lạm dụng kháng sinh cho trẻ

Uống thuốc kháng sinh là thói quen mà nhiều người vẫn duy trì. Có người khi thấy hắt hơi, sổ mũi đều tìm đến hiệu thuốc mua kháng sinh, cũng có người cảm thấy đau viêm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng mua thuốc kháng sinh.

Điều đáng nói là nhiều người dùng thuốc kháng sinh như thần dược và thậm chí hàng tuần lễ. Mặc dù dùng như vậy nhưng không hề có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hầu hết, các gia đình khi trẻ có bất cứ hiện tượng gì đều nghĩ ngay đến thuốc kháng sinh và tự ý kê thuốc cho trẻ. Một tỷ lệ lớn trẻ nhỏ đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết như ho, sổ mũi, sốt nhẹ,…

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các chủng vi khuẩn kháng thuốc sinh ra. Trẻ có thể đáp ứng tốt với kháng sinh trong vài lần đầu, nhưng nhanh chóng nhờn thuốc bởi vi khuẩn đã biến thể. Kháng sinh là phát minh y học vĩ đại, nếu được sử dụng đúng cách sẽ cứu sống hàng triệu người mỗi năm, thay vì chết vì vi khuẩn kháng thuốc.

Bộ Y tế cho biết, tình trạng gia tăng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh đang trở lên rất báo động.

Càng ở bệnh viện tuyến dưới tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh càng cao. Bệnh viện bộ, ngành và bệnh viện thuộc các trường Đại học có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh thấp nhất. Tại các bệnh viện tuyến trên, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương… đều thừa nhận bệnh viện mình đã có các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Thậm chí đã xuất hiện những “siêu vi khuẩn” kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh hiện có nên bác sĩ phải kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Theo các số liệu thống kê, Việt nam thuộc 1 trong những quốc gia đứng đầu về tỉ lệ kháng kháng sinh.

Việc kháng thuốc, về lâu dài khiến sức khỏe của con người giảm sút. Khi cơ thể có một loại vi khuẩn mà kháng sinh không thể kháng lại, các loại bệnh sẽ không thể bị khuất phục và thậm chí bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm tùy vào từng thể bệnh.

Việc cơ thể phải tiếp nhận những loại kháng sinh không cần thiết, nó sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, đồng thời nó còn vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể mình dẫn đến cơ thể yếu đi, sức khỏe giảm sút.

Trẻ em sẽ dần trở nên kém cỏi để chống lại sự nhiễm trùng thông thường, ngay cả bệnh cảm cúm.

Không sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không cần thiết

Những bệnh phổ biến không cần sử dụng kháng sinh đó là cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên. Thậm chí, các trường hợp viêm phế quản, viêm tai - mũi - họng ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn ăn uống bình thường, vẫn chơi, không có biểu hiện khó thở nặng lên… thì cha mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh.

Thay vào đó, cha mẹ nên chăm sóc tích cực, hạ sốt bằng chườm mát, giảm ho bằng các liệu pháp thảo dược, tăng cường uống nước, ăn các chất lỏng giàu dinh dưỡng… Sau một vài tuần bệnh sẽ tự khỏi. Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp sau khi có kết luận chính xác trẻ nhiễm virus hay vi khuẩn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên có công dụng trị ho, dị ứng ở trẻ em, trị bỏng, đánh cảm, cạo gió, trị đau bụng do lạnh,..

Trong trường hợp bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ lưu ý phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng về thời gian, liều dùng, các lưu ý khi kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường… để thuốc phát huy tối đa tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn sẽ không có cơ hội phát triển các thể kháng thuốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em, nguyên nhân đề kháng kém
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO