Kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 2020): Họa sĩ Bùi Xuân Phái...một kỷ niệm

Nguyễn Thanh Kim| 22/09/2020 19:47

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 2020): Họa sĩ Bùi Xuân Phái… một kỷ niệm

Vào mùa thu này, giới mỹ thuật Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 2020). Ông sinh ngày 1/9/1920 tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội) - một làng quê có nghề vẽ tranh khắc gỗ dân gian nổi tiếng. Dấu ấn tuổi thơ với những sắc màu rực rỡ, những nét hình sống động... gắn với làng quê thuở ấy đã đi suốt cuộc đời nghệ sĩ của ông, cùng với niềm đam mê làm nên một Bùi Xuân Phái rạng danh nền mĩ thuật Việt Nam. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (1941 - 1946). Trong hành trình sáng tạo ngót nửa thế kỷ đến khi "khuất núi" ông đã gắn đời mình vào với hội họa, trong đó có hàng trăm tranh góc phố cổ Hà Nội làm nên "phố Phái" nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, cũng vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyết định đặt tên phố Bùi Xuân Phái tại Khu đô thị mới Mỹ Đình để vinh danh ông. Một giải thưởng văn học nghệ thuật mang tên Bùi Xuân Phái cũng được hình thành.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 2020): Họa sĩ Bùi Xuân Phái… một kỷ niệm
Một tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Bất cứ ai là họa sĩ đã từng sống ở Hà Nội hoặc là người yêu tranh Phái sẽ không thể bỏ qua mảng tranh về phố cổ Hà Nội (có người quá yêu tranh ông gọi tranh phố Phái). Tranh phố của ông như một thoáng gặp nơi góc phố, như một sững nhìn chỗ đầu hồi, như một chợt ùa trong ngõ vắng. Bao nhiêu cách điệu đường nét sắc màu tiết chế được ông xử lý thuần thục. Có người xem tranh Phái thốt lên rằng: “Tranh vẽ phố của ông cứ cong vênh như bánh đa quá lửa ấy! Còn màu sắc trong tranh ông cứ lành lạnh thế nào (nhất là cái màu gi thạch ông thường dùng cuối đời)..." Tôi đã từng được ngắm tranh ông trong một triển lãm của cá nhân họa sĩ (choán phần lớn là tranh vẽ phố cổ Hà Nội). Phòng tranh chiếm cảm tình tôi ngay phút đầu bởi cách thuyết phục của tranh ông: Hàng Bè, hàng Muối, hàng Giầy, ngã tư Phất Lộc - nét đam mê run rẩy một tấm lòng - có kỷ niệm nào lay thức với mình không... Có thể nói rằng tranh phố cổ Hà Nội "đồng nhất" với "phố Phái" là ghi nhận cái độc đáo của sáng tạo tranh ông. Sau này có rất nhiều họa sĩ vẽ tranh phố cổ Hà Nội nhưng không thể vượt được tranh ông, nhiều khi lại “na ná” như tranh phố Phái!? Bản lĩnh nghệ thuật của ai đó không đủ mạnh dễ bị lây nhiễm trong từ trường của những tài năng lớn, khó thoát ra được. Tôi đã từng được đến thăm ông tại nhà riêng ở phố Thuốc Bắc vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Hôm đó có họa sĩ Trần Lưu Hậu cũng ghé thăm ông. Họa sĩ Bùi Xuân Phái ngồi trong chiếc ghế bành bằng mây đan đã ngả nâu vàng, nét cười ông ánh lên hiền từ. Khi tôi đưa tặng ông tờ báo có bài thơ “Với người vẽ phố cổ Hà Nội”, Bùi Xuân Phái áp tờ báo trước ngực khẽ nói: “Không ngờ tôi lại được ca ngợi đến như thế này ư”. Và ông rót mời tôi chén rượu quê để mừng lần gặp này. Họa sĩ có nhã ý tặng tôi một bức tranh ông vẽ nhưng tôi ngại ngần vì vinh dự quá lớn. Đó cũng là lần gặp cuối cùng của tôi với họa sĩ Bùi Xuân Phái trước khi ông mất. 

Đương thời, cố nhà văn Nguyễn Tuân mong có một vựng tập về Hà Nội (trong đó có những phiên bản về tranh phố Phái) để người trong nước cũng như người “lênh đênh bốn biển hiểu về Hà Nội cả xưa cả giờ”, ước mong của cụ Nguyễn đã thành. Bây giờ nhiều người yêu tranh phố Phái lại có dịp được chiêm ngưỡng một mảnh hồn Hà Nội thân thương trong quá vãng với bao ký ức một thuở... 

Nguyễn Thanh Kim


Với người vẽ phố cổ Hà Nội

Kính tặng họa sĩ Bùi Xuân Phái

Cả dĩ vãng về trong phố cổ
ơi tranh ông mờ tỏ những sắc màu
những gam màu như lòng ông thầm lặng
xanh lục vòm cây, chói ngời mảng nắng
với những mái nhà, với những ngõ sâu…

Những vương triều vàng soi huy hoàng sụp đổ
màu rêu phong u tịch phủ lên rồi
chẳng bao giờ ông là chứng nhân lạnh lùng lịch sử
nền sơn ướt mặt tranh tươi ròng bao dãy phố
của sắc màu ấm nóng niềm vui.

Tâm hồn ông trong tâm hồn cảnh vật
nhịp tim có, đường nét ấy, giao hòa
bạn bè thường thân mật gọi tranh ông “phố Phái”
thực mơ này rung động sâu xa.

Ở cuộc đời nhiều khi chúng ta không để ý
một họa sĩ tài hoa như ông đi lặng lẽ bên đường
soi mọi cung bậc vui buồn trong những dáng nhà 
cao thấp
hàng Bè, hàng Muối, hàng Giầy, ngã tư Phất Lộc (1)
nét đam mê run rẩy một tấm lòng
có kỷ niệm nào lay thức với mình không?
........................................................................................
(1) Tên tranh vẽ phố Hà Nội của họa sĩ Bùi Xuân Phái
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 2020): Họa sĩ Bùi Xuân Phái...một kỷ niệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO