Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam

DTO| 25/02/2018 09:53

Hằng năm vào những ngày đầu xuân năm mới, rất nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Linh tinh tình phộc (Phú Thọ), lễ cướp chiếu cầu quý tử ở Vĩnh Phúc hay hội làng Triều Khúc nổi tiếng với điệu múa “con đĩ đánh bồng”… lại thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự, cầu may mắn…

Lễ hội “phồn thực” độc nhất Việt Nam

Lễ Linh tinh tình phộc được tổ chức tại miếu Trò làng Trám (còn có tên là miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Nghi lễ tái hiện cảnh giao hợp của đàn ông và đàn bà và được xem là biểu hiện của tín ngưỡng phồn tực của cư dân nông nghiệp xưa, với mong muốn vạn vật sinh sôi nảy nở. Miếu Trò nơi diễn ra nghi lễ đóng cửa quanh năm, chỉ mở cửa đúng vào đêm 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng. Trong miếu thờ linh vật dân gian gọi là Nõ - Nường, biểu tượng của “người nam” và “người nữ”.

Đúng 0 giờ đêm 11, rạng sáng ngày 12, cụ chủ lễ sẽ lấy ra cặp sinh thực khí bằng gỗ được cất rất cẩn thận trong chiếc hòm đỏ phía trên bàn thờ trong miếu. Tiếp đó, cụ chủ lễ đưa “linh vật” cho một cặp nam nữ, người nam cầm “cái của nam” còn người nữ cầm “cái của nữ”. Đèn tắt phụt, đồng thời vang lên khẩu lệnh của cụ chủ lễ “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” sinh thực khí bằng gỗ vào nhau 3 lần.
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
Khẩu lệnh “Linh tinh tình… Phộc” lặp lại 3 lần, sau mỗi lần, trong bóng tối, người nam dùng Nõ đâm “phộc” vào Nường. Theo quan niệm của người dân, nếu cả ba lần Nõ đâm trúng Nường thì năm đó thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu… Ảnh: Mạnh Thắng
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
Lễ hội thu hút hàng nghìn người đến tham dự. Ảnh: Mạnh Thắng

Trong bóng tối, dân làng nín thở chờ đợi. Họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt, cây cối xanh tươi...

Lễ mật xong, cụ chủ lễ hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái trong làng được “tự do yêu đương”, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn. Nếu 9 tháng 10 ngày sau sinh con, đứa con ấy được coi là “trời ban”, cả làng sẽ cùng nhau nuôi dưỡng.

Kỳ lạ lễ hội “đánh nhau, cầu may” ở Thanh Hóa

Đến hẹn lại lên, hằng năm, cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng, hàng nghìn người lại đổ về chợ Chuộng, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa để dự lễ hội “đánh nhau, cầu may”. Vì thế, phiên chợ đặc biệt này còn được gọi là: chợ ẩu đả, chợ choảng nhau, chợ ân oán, giải xui…

Nét độc đáo của phiên chợ là không phân biệt già trẻ, gái trai, càng nhiều người đến tham gia càng vui. Những người đến chợ sẽ được hòa vào không khí rượt đuổi nhau, đánh ném nhau bằng cà chua để xua đi cái xui xẻo của năm cũ và mong đón một cái năm mới bình an, thuận lợi.

Người dân quan niệm năm nào càng “choảng nhau” to, người nào nhận được nhiều cà chua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn thuận buồm, xuôi gió.
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
Độc đáo ở phiên chợ chuộng là ném nhau để cầu bình an, may mắn. Ảnh: Nguyễn Thùy

Vài năm trước, chợ Chuộng đã để lại nhiều hình ảnh xấu xí cho người dân và du khách bởi tình trạng “đánh nhau” cầu may đã trở thành đánh nhau thật. Bởi sự thù hằn của thanh niên làng với nhau đều chờ đến phiên chợ Chuộng để “giải quyết” khiến nhiều người sứt đầu mẻ trán.

Khoảng vài năm trở lại đây, chợ Chuộng đã dần lấy lại được hình ảnh khi chính quyền địa phương đã siết chặt công tác chuẩn bị nên cảnh tượng “đánh nhau” thật đã không còn.

Độc đáo lễ hội con trai lả lơi giả gái trong lễ hội “con đĩ đánh bồng”

Lễ hội nàng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) thường được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được dân làng tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - vị vua được người dân Triều Khúc tôn xưng là thánh hay Thành Hoàng làng.
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
Dù đều là nam song để múa điệu "đĩ đánh bồng" họ đều được hóa trang giả nữ với son phấn, váy áo mớ ba mớ bảy... đội khăn xếp bên trong khăn mỏ quạ. Ảnh: Hữu Nghị

Một trong những phần đặc sắc nhất được người dân mong chờ trong lễ hội là màn múa “Con đĩ đánh bồng” được biểu diễn bởi trai làng Triều Khúc. Đây là điệu múa “độc nhất vô nhị” của hội làng Triều Khúc, gần như không ở đâu có được. Sở dĩ điệu múa phải sử dụng các chàng trai giả gái là vì đình làng là khu vực linh thiêng, trước đây phụ nữ không được phép đặt chân vào.
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
Điệu múa trai giả gái không phải hiếm gặp song các động tác múa thể hiện sự lả lơi đã giúp điệu múa này ngày càng trở nên nổi tiếng. Ảnh: Hữu Nghị

Cũng vì thế mà những chàng được chọn để múa Bồng đều là trai làng và phải là những chàng trai trẻ, khôi ngô, có nhân phẩm tốt. Đặc biệt, các chàng trai được lựa chọn để thực hiện múa Bồng đều phải trải qua quá trình tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng, đều phải là các thanh niên trẻ, độ tuổi trên dưới 20, khi thực hiện điệu múa động tác phải uyển chuyển, nét mặt tươi cười không khác gì phụ nữ.

Lễ hội “cướp chiếu” cầu quý tử ở Vĩnh Phúc

Lễ hội độc đáo này có tên là “Đúc Bụt” được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng hằng năm tại thôn Phù Liễu, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc).
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam

Lễ hội diễn ra theo truyền tích Đức bà Ngọc Kinh công chúa chiêu tập nghĩa sĩ dưới ngọn cờ cứu nước của Hai Bà Trưng. Trong đó, phần hấp dẫn nhất của lễ hội là nghi thức cướp chiếu cói, bởi theo tâm linh ai giành được manh chiếu sẽ mang lại may mắn cả năm, các gia đình nào chưa có con cái sẽ sinh được quý tử.

Theo đó, sẽ có 3 “bụt” được chọn để làm lễ là những thanh niên chưa vợ, ngoan ngoãn, xuất thân trong gia đình văn hóa. Mở đầu, 3 bụt sẽ được làm lễ trong đền Đức Bà, sau đó tắm ở giếng nước thiêng đầu thôn và trát bùn toàn thân. Cuối cùng, 3 chiếc chiếu cói sẽ được chụp lên đầu mỗi bụt, trên đỉnh là bó mạ non xanh mướt. Khi bụt vào cổng đình làm lễ xong, hàng nghìn người dân vào giằng co, cướp chiếu.

Cảnh tranh cướp diễn ra quyết liệt. Ai cũng muốn lấy được một vài cọng chiếu với hy vọng sẽ có được tài lộc, con cái. Hằng năm, lễ hội độc đáo này thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách các tỉnh lân cận đến tham dự.

Hội thề không tham nhũng ở Hải Phòng

Đây là lễ hội Minh Thề, được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm tại miếu làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Lễ hội Minh Thề thể hiện sự quyết tâm của con người về một đạo lý, nhân cách sống trong sạch, tử tế, không tham của công.
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
Rượu thiêng được dâng lên cho các bô lão trong làng uống thề không tham nhũng. Ảnh: Thu Hằng

Trong lễ hội, một người sẽ được chọn để đọc Hịch văn Minh Thề như: “Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”.

Sau mỗi đoạn của Hịch văn Minh Thề, các vị trong đoàn bồi lễ giơ tay biểu lộ quyết tâm cùng nhau: “Y như lời thề”. Sau nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề, các bô lão cùng dâng rượu thề lên quan khách, nhân dân đến tham dự. Lễ hội này bị gián đoạn trong những năm chiến tranh và được phục dựng lại cách đây hơn 13 năm, với mong muốn giữ gìn một nét đẹp văn hóa và kỷ cương làng xã. Tuy nhiên, dù thu hút đông du khách nhưng rất hiếm quan chức đến đọc lời thề ở lễ hội.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
Kỳ lạ lễ hội phồn thực và trai giả gái “độc nhất” ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO