Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV là cơ hội để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội

hanoimoi| 25/04/2020 08:09

Chiều 24-4, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV.

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV là cơ hội để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội

Theo Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV sẽ chia làm 2 đợt.

Đợt 1 họp trực tuyến, diễn ra trong 8,5 ngày (từ ngày 20-5 đến ngày 30-5), với các nội dung: Khai mạc kỳ họp; đại diện Chính phủ báo cáo nhanh một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội (nếu có); nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ chín; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tám; thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua; giám sát chuyên đề.

Đợt 2 họp tập trung, diễn ra trong 9 ngày (từ ngày 10-6 đến ngày 19-6), với các nội dung: Xem xét các báo cáo và quyết định một số vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; xem xét, quyết định chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế  - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thảo luận các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến; thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia và xem xét, quyết định nhân sự khác (nếu có); biểu quyết, thông qua luật đã được thảo luận ở đợt 1, thông qua nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Dự kiến, tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 17,5 ngày.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đóng góp ý kiến về chương trình dự kiến của kỳ họp thứ chín. Đáng chú ý, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, đây là cơ hội để đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi phí của Quốc hội.

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV là cơ hội để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Về nội dung kỳ họp thứ chín, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa nội dung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vào đợt 1 của kỳ họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm, năm 2020 sẽ có nhiều biến động, khó khăn về kinh tế - xã hội, thu - chi ngân sách, do đó cần triển khai sớm nội dung thảo luận về kinh tế - xã hội. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cũng cho rằng, việc thảo luận sớm nội dung này sẽ giúp các đại biểu có được những nhìn nhận khái quát, từ đó đưa ra các giải pháp giúp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch.

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV là cơ hội để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.

Kết luận về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV là một kỳ họp đặc biệt, là cơ hội để đổi mới, thể hiện sự đoàn kết dân tộc và hiệu triệu cả đất nước bắt tay vào phục hồi kinh tế, phát triển đất nước sau chống dịch. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc kỳ họp được chia làm 2 đợt với thời gian như dự kiến, ưu tiên nội dung nào đủ điều kiện thì tiến hành biểu quyết ngay trong đợt 1. Đồng thời, kỳ họp cũng có thay đổi về phương thức chất vấn và thảo luận tại tổ, đoàn đại biểu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc bổ sung, rút một số nội dung trong kỳ họp sắp tới. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Văn phòng Quốc hội tiếp tục bảo đảm, củng cố hạ tầng kỹ thuật họp trực tuyến, hạn chế tối đa người ra vào tòa nhà Quốc hội trong thời gian họp tập trung. Bên cạnh đó, Văn phòng Quốc hội cũng cần nghiên cứu bố trí trung tâm báo chí phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin tuyên truyền cho kỳ họp.

http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/965620/ky-hop-thu-chin-quoc-hoi-khoa-xiv-la-co-hoi-de-doi-moi-phuong-thuc-hoat-dong-cua-quoc-hoi

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV là cơ hội để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO