Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, khẳng định vị trí đầu tàu

Đăng Nguyễn| 02/08/2018 20:27

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí đầu tàu, là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; nhiều chỉ tiêu tăng gấp từ 2-3 lần, trong đó thu nhập bình quân/người/năm của nông dân tăng 2,92 lần; thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,93 lần…

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, khẳng định vị trí đầu tàu
Đại lộ Thăng Long - tuyến đường quan trọng kết nối phát triển được đưa vào khai thác sau khi Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính 

Nội dung trên được ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thông tin về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 24/7/2018.

Theo ông Tuấn, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, không gian sản xuất kinh doanh được mở rộng, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm, nhiều chỉ tiêu tăng gấp từ 2-3 lần (GRDP/người tăng 2,3 lần; thu nhập bình quân/ người/năm của nông dân tăng 2,92 lần; thu ngân sách trên đại bàn tăng 2,93 lần…). Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí đầu tàu, là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cả nước.

Giá trị văn hóa truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hóa Tràng An, văn hóa xứ Đoài ngày càng được duy trì và phát huy lan tỏa. Ngành du lịch Thủ đô phát triển nhanh, lượng khách du lịch tăng trung bình 12%/năm; Hà Nội tiếp tục khẳng định là một trung tâm du lịch lớn, chiếm gần 40% lượng khách du lịch quốc tế của cả nước.

Về công tác an sinh xã hội cũng được đảm bảo sau 10 năm. Ngay sau khi hợp nhất, thành phố đã quan tâm thực hiện cấp điện cho các địa bàn chưa được dùng điện lưới; sửa chữa, cải tạo 5.523 phòng học nhờ, học tạm, phòng học xuống cấp. Nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và khu vực được đưa vào sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, quản lý đô thị, dịch vụ hành chính công được đẩy mạnh.

Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành cùng với các khu đô thị mới đã tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 10 năm phát triển. Cùng với đó là những tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín. Cùng với đó, hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư, bộ mặt đô thị, nông thôn đã có nhiều thay đổi, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến nay đạt 76,2% - dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đối ngoại được tăng cường mở rộng. Tổ chức bộ máy các cấp chính quyền đi vào ổn định, kinh tế - xã hội duy trì phát triển toàn diện và hiệu quả.

“Thành phố sẽ tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiêp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao; phát triển nông nghiệp bền vững; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Thành phố cũng sẽ đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; khớp nối đồng bộ quy hoạch khu vực nông thôn và khu vực đô thị; tập trung cải cách hành chính, mở rộng hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển trong các lĩnh vực công nghệ... Đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết giao lưu với các địa phương Vùng Thủ đô…” - Ông Tuấn nói.

Cũng tại buổi giao ban báo chí, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền cho biết, Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội sẽ được Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức trọng thể vào sáng 28/7/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Tại lễ kỷ niệm này, Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, khẳng định vị trí đầu tàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO