Bằng sức sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, các thành viên trong nhóm dự án Magic Of Color (MOC) đã đưa màu sắc dân tộc trong ba dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam trở nên hòa nhịp với cuộc sống hiện đại.
Đình Kim Giang còn gọi là đình Lủ Cầu, trước đây thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, nay thuộc làng Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, có địa chỉ ngõ 126 đường Kim Giang, ở phía tây bờ sông Tô Lịch.
Đình Kim Hoàng, gọi theo tên làng có niên hiệu Chính Hoà thứ 22 (1701), là “nhịp cầu nối”, một sự chuyển tiếp nghệ thuật điêu khắc cuối thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XVII.
Lợi dụng những dự án chậm triển khai trên địa bàn, hàng loạt bãi xe không phép trên đường Nghiêm Xuân Yêm, đường Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai ngang nhiên hoạt động, thu lợi trái phép, bất chấp các quy định về pháp luật.
Theo tập quán lâu đời của ông cha ta, ngày xuân phải mua tranh Tết, rước tranh Tết về nhà treo để cảnh sắc thêm tươi vui, không gian thêm ấm áp, con người thêm sảng khoái, xua đi những điều ám muội, rủi ro.
Tranh đỏ hay còn gọi là tranh dân gian Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của người Kim Hoàng. Hơn một thế kỷ trước, tranh đỏ Kim Hoàng cùng với tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống là ba viên ngọc quí nổi bật trong nghệ thuật tạo hình ở đồng bằng Bắc Bộ.
Được cho là đã thất truyền hơn 100 năm kể từ sau trận lũ lịch sử xảy ra tại Hà Nội năm 1915, thế nhưng đến nay, dòng tranh dân gian Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) đang được hồi sinh mạnh mẽ, dưới bàn tay của một người phụ nữ.