Không gian vịnh thơ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Mong mỏi sắp thành hiện thực

KTĐT| 30/06/2021 09:44

Sau 5 năm giậm chân tại chỗ, ý tưởng về việc phục dựng, xây dựng không gian ngâm thơ của các sĩ tử xưa, không gian văn hóa phục vụ cộng đồng tại Hồ Văn (thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám) đã đến giai đoạn khởi công. Khoảng tháng 7/2021, một dự án mang tên phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại Hồ Văn sẽ được thực hiện.

Cuộc đua 200 ngày để hoàn thành
Từ đầu năm 2017, Bộ VHTT&DL đã cho ý kiến, cơ bản đồng ý về việc thỏa thuận chủ trương phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại Hồ Văn. Tuy nhiên, gần 5 năm trôi qua, dự án vẫn chưa thể thực hiện. Dự án buộc phải gia hạn hoàn thành vào cuối năm 2021 vì những lý do khách quan như tình hình dịch bệnh. Đặc biệt là mất một thời gian dài hóa giải việc "thổi thiêng" ở không gian văn hóa Hồ Văn.
Nguồn gốc của gò Kim Châu thời Lê và ở nhiều triều đại khác là nơi Nho sinh ra bình thơ, bình văn. Trên thực tế, trên tấm bia đá còn lại trên Hồ Văn cũng ghi rõ thời Lê trên gò Kim Châu có dựng Phán Thủy Đường là nơi tụ họp bình văn, đọc thơ của các sĩ phu Bắc Hà. Đến thời Nguyễn, nơi đây lại dựng đình ngói giữa hồ.Tuy nhiên, không chỉ giai đoạn thập niên 40 của thế kỷ trước Hồ Văn bị lưu lạc từ quyền quản lý của tỉnh này hay tỉnh khác, mà đến khi được xác nhận Hồ Văn từng là một trong quần thể quan trọng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì nơi đây vẫn bị bỏ hoang. Phải từ sau năm 2016, các hoạt động như triển lãm, Hội chữ Xuân, hoạt động văn hóa trải nghiệm được diễn ra thì Hồ Văn mới bớt phần nhếch nhác. Song, không gian đúng nghĩa cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật để phục vụ cộng đồng, phát huy giá trị di tích vẫn chưa được thực hiện.
Chính vì vậy, đến nay Hà Nội quyết tâm thực hiện và hoàn thành dự án mang tên phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại Hồ Văn. Dự án đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan như Bộ VHTT&DL, UBND TP Hà Nội. Không chỉ có các văn bản chỉ đạo về chuyên ngành tôn tạo, tu bổ, ngày 3/5/2021, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ra văn bản chỉ đạo Sở VH&TT, Công an TP, UBND quận Đống Đa, Ban Tôn giáo TP về việc đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thi công công trình phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại Hồ Văn.
Sẽ có gì trên Hồ Văn?
Giám đốc Trung tâm hoạt động KHVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: Một trong những nhiệm vụ của dự án là phục dựng tòa Phương đình. Hiện nay, kiến trúc, chất liệu và phương án kỹ thuật đã được các chuyên gia thống nhất. Tòa Phương đình được phục dựng theo tiêu chí là kiến trúc duy nhất trên gò, nằm ở vị trí trung tâm trên trục thần đạo của tổng thể khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang dáng dấp đậm nét của kiến trúc Việt.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là trên Gò Kim Châu còn tồn tại một gian thờ tự phát và 2 cây hương. Theo GS Trần Lâm Biền: “Đây là những thành phần mới được đưa vào trong không gian gần đây, không nằm trong yếu tố gốc của di tích, cũng không liên quan đến lịch sử hình thành và phát huy giá trị của Hồ Văn. Nếu cho tồn tại sẽ cổ súy cho hành động mê tín dị đoan”. Chính vì vậy, trong quá trình tu bổ lần này, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan như Ban Tôn giáo TP, chính quyền địa phương di dời các hiện vật trên đến một nơi thích hợp theo đúng quy định. Sau khi phục dựng, tại tòa Phương đình sẽ không có sinh hoạt tâm linh.
Ngoài ra, dự án lần này sẽ bảo tồn 2 cây si cổ thụ và bia đá. Bởi theo ông Lê Xuân Kiêu, 2 cây si cổ thụ là một trong những thành phần có giá trị lớn nhất trên gò, gắn liền với sự hình thành và phát triển của gò Kim Châu. 2 bia đá trong khu vực thờ tự cũ sẽ được di dời sang vị trí mới trong khuôn viên bồn hoa phía Nam gò Kim Châu. Các phần việc như tôn tạo sân vườn, cảnh quan kè hồ… cũng được chú trọng thực hiện. Sau khi việc tạo dựng cơ sở hạ tầng tại Hồ Văn được hoàn thành, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch cho các hoạt động văn hóa để nơi đây không chỉ mang tính chất gợi nhớ không gian xưa mà còn trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của du khách và cộng đồng xung quanh.
“Dự án còn 200 ngày để hoàn thành. Với một khối lượng công việc lớn, đây sẽ là những khó khăn cho đơn vị thực hiện, song chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện, đáp ứng được mong mỏi của các nhà khoa học và người dân yêu di tích”-Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Không gian vịnh thơ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Mong mỏi sắp thành hiện thực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO