Khởi nghiệp để lan tỏa lối sống xanh

Thúy Hằng (Thanh Niên)| 09/02/2018 13:22

Nghiêm Thúy Phượng từ bỏ công việc cho thu nhập cao để khởi nghiệp với quả bồ hòn, khiến nhiều người ngỡ ngàng...

Ở tuổi 34, có lẽ ít ai mạo hiểm như cô gái Hà Nội này, chọn con đường khó khăn dù sự nghiệp đang rất suôn sẻ trong môi trường làm việc được nhiều bạn trẻ mong ước.

Khởi nghiệp để lan tỏa lối sống xanh

Nghiêm Thúy Phượng

Bốn năm trước, sau khi du học Đức trở về, Phượng thực tập tại Liên Hiệp Quốc. Nhưng trong lúc nhiều người nghĩ cô sẽ gắn bó đời mình với các tổ chức phi lợi nhuận thì Phượng tạm dừng sự nghiệp, trở về nhà, đeo khẩu trang và tự tay ngồi tách hạt quả bồ hòn.

“Tại sao là quả bồ hòn mà không phải một sản phẩm nào khác?”, Phượng trả lời: “Tôi muốn lan tỏa lối sống xanh. Quả bồ hòn thực sự là một món quà tuyệt vời của mẹ thiên nhiên. Nó có chứa saponin - chất làm sạch tự nhiên có thể dùng cho tất cả các mục đích tẩy rửa: tắm gội, rửa bình sữa, rửa chén bát, lau kính, rửa đồ trang sức, lau bếp, sàn nhà, tắm cho thú cưng, xịt lên da để tránh muỗi đốt... Đặc biệt là nước thải từ việc dùng bồ hòn không hề gây hại cho môi trường thủy sinh”.

Ngay từ khi mới kinh doanh loại quả này, Phượng đã nhìn thấy nhu cầu phải chiết xuất nước bồ hòn, vì nếu chỉ mua quả về, người dùng phải mất nhiều công đoạn mới sử dụng được.

“Các chị em phải cho vào nồi nấu khoảng 30 phút đến 1 tiếng, ngoài việc phải canh cho nước không bị trào ra (vì bồ hòn có bọt), sau đó còn phải cẩn thận bảo quản trong tủ lạnh, vì nước quả dễ bị thiu trong điều kiện thời tiết VN”, Phượng lý giải.

Khởi nghiệp để lan tỏa lối sống xanh

Quả bồ hòn cho thành quả ngọt ngào

Theo đó, tất cả các mẫu quả bồ hòn từ khắp các tỉnh của VN đều được gửi sang Nhật để phân tích và thống kê thành phần saponin, sau đó dùng phương pháp lấy hết được thành phần saponin trong bồ hòn tránh lãng phí.

Trong suốt 10 năm làm việc với các tổ chức của Nhật Bản, Phượng có nhiều mối quan hệ, cô chọn một công ty của Nhật Bản chuyên về sản xuất chất tẩy rửa thành lập từ năm 1957 để cùng hợp tác nghiên cứu chiết xuất quả bồ hòn. Sau 18 tháng nghiên cứu, ê kíp đã làm được nhiều việc đối với quả bồ hòn VN.

“Bồ hòn là một loại quả rừng, không trồng, không chăm bón, nên lượng saponin trong quả mỗi vùng khác nhau. Chúng tôi sẽ dùng máy đo saponin có độ chính xác nhất”, Phượng phân tích.

Phượng thừa nhận, trong thời buổi công nghiệp, nước tẩy rửa bán khắp các siêu thị với lời quảng cáo “nhiều bọt”, “sánh”, nước bồ hòn của cô đang phải cạnh tranh lớn.

“Nhiều người nghĩ rằng sản phẩm tẩy rửa phải nhiều bọt mới sạch, sánh thì mới đậm đặc. Chúng tôi không cho chất tạo bọt, chất tạo sánh, chất tạo mùi hoặc hương liệu tổng hợp vào nước bồ hòn vì muốn sản phẩm an toàn với sức khỏe con người và trái đất”, nhà khởi nghiệp chia sẻ.

Phượng nhìn nhận, điều này khiến cô và các cộng sự phải vất vả hơn ở hiện tại và tương lai, để truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng rằng: chỉ cần sạch là được, bọt và sánh chỉ làm hại đến sức khỏe của bạn. Đó sẽ là một quãng đường dài đầy khó khăn, nhưng cô chấp nhận đi, vì tin rằng mình đang làm điều tốt nhất cho đất nước của mình. Nhưng cô và các cộng sự đang cảm thấy hạnh phúc vì đến thời điểm này, ngày càng có nhiều khách hàng chọn nước bồ hòn Be Bio của cô. Họ có đặc điểm chung là cùng hiểu được sự độc hại của các sản phẩm tẩy rửa từ hóa chất, chuyển sang dùng các sản phẩm thân thiện từ thiên nhiên.

Nghiêm Thúy Phượng từng tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương, tốt nghiệp MBA tại ĐH Leipzig (học bổng toàn phần của chính phủ Đức).
Thành thạo tiếng Anh, tiếng Nhật và một phần tiếng Đức. Ngoài khởi nghiệp với quả bồ hòn, Phượng cũng là một trong những người đầu tiên ở VN đưa xơ mướp tự nhiên trở lại cuộc sống hiện đại, dùng rửa chén bát, tẩy da chết, tắm - phương pháp làm sạch thịnh hành ở nước ngoài mà lâu nay nhiều người Việt lãng quên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp để lan tỏa lối sống xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO