Khi đi trai tráng, khi về bủng beo

Thanh Nga/NNVN| 01/04/2019 08:16

Khoảng 10 năm trở lại đây, cám dỗ của đồng tiền và những lời tư vấn như “rót mật vào tai” của các trung tâm môi giới đã khiến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn lao động ở Hà Tĩnh bất chấp pháp luật đi xuất khẩu lao động “chui”, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan...

Đằng sau những chuyến xuất ngoại "chui" đó là hàng loạt cặp vợ chồng đổ vỡ hôn nhân, số khác nợ nần chồng chất, thậm chí có những trường hợp "khi đi trai tráng, khi về bủng beo", bỏ mạng nơi đất khách quê người.

Tiền mất, tật mang

Võ Bảy (SN 1986) sinh ra và lớn lên ở vùng đất "chuyên nông" xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc. Gia đình đông anh chị em nên học hết THPT, anh Bảy làm thủ tục xin đi XKLĐ sang Malaysia thông qua Trung tâm khuyết tật Hà Tĩnh. Lúc bấy giờ (năm 2007) một suất xuất ngoại tính tất tần tật hết khoảng 23 triệu đồng, giá trị hơn cả ngôi nhà gia đình anh đang ở. Nhưng vì tương lai, anh chấp nhận vay mượn với hi vọng anh thoát cảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau".

Theo hợp đồng ký kết, công việc chính mà anh Bảy sẽ làm khi sang Malaysia là trang trí nội thất nhà, tuy nhiên thực tế công việc anh được nhận là may chăn ga gối đệm. "Biết bị lừa nhưng tôi vẫn ngậm đắng nuốt cay cố "cày" trong 2 năm, trả xong nợ nần là quay về luôn", anh Bảy nói.

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo

Những lời tư vấn “có cánh” của cán bộ trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh về công việc anh Bảy sẽ làm khi sang Đài Loan

Năm 2014, Võ Bảy lập gia đình nhưng nghề nghiệp vẫn chưa đâu vào đâu. 4 năm sau (2018) anh vay mượn tiếp ngần 140 triệu đồng làm thủ tục đi XKLĐ Đài Loan qua Cty CP INTRACO quốc tế (Hà Nội). Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, có trụ sở ở số 454 đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh là đơn vị môi giới, trực tiếp tư vấn, cam kết các điều khoản giữa lao động với bên tuyển dụng lao động. Anh Bảy cho biết, tổng chi phí cho chuyến đi hết 138.638.000đ.

Theo cam kết với Cty CP INTRACO quốc tế, đơn hàng của anh ở Đài là lái xe và đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi xuống sân bay anh được đưa đến một trang trại cách đường lớn khoảng 50km. Ở đây hầu hết là lao động bất hợp pháp. Thay vì lái xe, giao hàng, nhận hàng, anh phải khai hoang đất, đào hố trồng cây ăn quả; khuân vác gỗ; thu hoạch hoa quả…, đều là những công việc nặng nhọc nhưng mức lương cũng chỉ được 18 - 19,5 nghìn Đài tệ, thấp hơn mức lương thỏa thuận trong hợp đồng (22 nghìn Đài tệ).

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo

Tuy nhiên công việc được bố trí không đúng với cam kết hợp đồng

Đặc biệt, trong quá trình làm việc tại trang trại, chủ sử dụng lao động tiếp tục thay đổi hợp đồng công việc sang "giúp việc gia đình", trong khi thực tế anh làm vẫn ở trong rừng "khai hoang đất, thu hoạch hoa quả". Biết mình bị lừa hết lần này đến lần khác, anh Bảy chấp nhận ký vào các giấy tờ bên môi giới Đài Loan và ông chủ yêu cầu để sớm được về nước.

Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng trở về, số tiền anh được hoàn trả lại là 94,3 triệu đồng chứ không phải hơn 138 triệu; mất trắng hơn 40 triệu đồng. "Tôi đã nhiều lần đến yêu cầu Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh hoàn lại tiền cho tôi nhưng họ không đồng ý và cũng không giải thích được họ thu số tiền đó vào những khoản gì", anh Bảy cho biết, hiện anh đang nợ ngân hàng hơn 70 triệu đồng.

"Bây giờ nhắc đến XKLĐ tôi trừa (khiếp sợ) đến chết. Tôi nghĩ đây là bài học đắt giá cho những ai muốn đi XKLĐ. Phía môi giới bao giờ họ cũng nắm được tâm lý muốn đi nhanh của người lao động nên khi đó họ bảo ký vào hồ sơ nào cũng ký. Tuy nhiên, thực tế hợp đồng ký một đằng nhưng họ làm lại một nẻo", anh Bảy nói.

Cùng đi với Võ Bảy trong đơn hàng này có anh Nguyễn Văn M., ở xã Thường Nga, huyện Can Lộc. Trong quá trình ở Đài Loan vì công việc quá vất vả lại ở nơi "rừng thiêng nước độc", không thể bám trụ nên sau 10 ngày anh M. phải quay về nước.

Anh Bảy, anh M. dù bị lừa nhưng còn may mắn trở về trong lành lặn. Trường hợp của Nguyễn Văn Khánh (SN 1993), thôn Sơn Bằng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà mới thực sự đáng thương, đáng suy nghĩ. Sau khi học xong THCS, tháng 1/2014 Khánh theo một người anh trong họ vượt biên sang Thái Lan làm nghề trông giữ xe nhà hàng ăn uống. 2 tháng sau, trong một buổi đi làm về, không may Khánh bị một chiếc ô tô đâm phải dẫn đến chấn thương sọ não.

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo

Từ một thanh niên khỏe mạnh sau khi đi XKLĐ “chui” trở về, Nguyễn Văn Khánh không còn lành lặn

Chiếc xe gây tai nạn bỏ chạy, Khánh được bạn bè đưa vào bệnh viện phẫu thuật. Ca mổ hết 350 triệu đồng cộng với chi phí điều trị trong gần 1 tháng, tổng cộng hết hơn 700 triệu đồng. Thương hoàn cảnh nghèo khó của Khánh, bệnh viện, chủ nhà hàng cùng bạn bè đồng hương đóng góp, hỗ trợ được 200 triệu đồng. Còn hơn 500 triệu, bố mẹ Khánh - anh Nguyễn Văn Hòa, chị Nguyễn Thị Mai phải đem 2 ngôi nhà (một nhà của em gái chị Mai) cầm cố ngân hàng lấy tiền đưa Khánh về Việt Nam chữa trị.

Ngày về nước Khánh từ chàng trai khôi ngô, tuấn tú trở thành người thực vật. Mọi sinh hoạt đều phải có người phục vụ. Suốt từ đó đến nay, tháng nào gia đình cũng đưa Khánh đến bệnh viện phục hồi chức năng. Bây giờ Khánh đã bắt đầu đi lại được nhưng tháng nào cũng uống hết 2 triệu tiền thuốc. Và chỉ cần một trận cảm lạnh là lại nằm một chỗ.

Ly hôn, ly thân như cơm bữa

Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân giàu có nhờ phong trào XKLĐ. Bình quân mỗi năm hơn 2.700 lao động đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Tây Ban Nha, Angola, Đức… đem về cho địa phương trên dưới 200 tỷ đồng. Từ nguồn tiền khổng lồ này hàng nghìn ngôi nhà hai, ba tầng được xây dựng san sát, kéo từ trục đường lớn đến tận các ngõ xóm. Thế nhưng đằng sau những ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ đó là hàng trăm cặp vợ chồng "cơm không lành, canh không ngọt". Riêng năm 2017 - 2018, toàn xã có khoảng 200 cặp vợ chồng ly thân và ly hôn.

Ông Hoàng Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã thở dài: "Số cặp ly hôn về mặt pháp luật không thể hiện nhiều trên hồ sơ nhưng sống với nhau không hạnh phúc, ly thân thời gian dài thì nhiều lắm. Nguyên nhân đổ vỡ phần lớn là do đời sống khá giả, vợ chồng sống xa cách nhau, thiếu thốn tình cảm dẫn đến ông ăn chả, bà ăn nem".

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo

Bên trong những dãy nhà cao tầng ở Cương Gián là hàng trăm cặp vợ chồng "cơm không lành, canh không ngọt"

"Không ít lao động kết hôn xong bay sang Hàn Quốc "vượt" ra làm việc thì bị bắt, trục xuất về nước mà chưa hoàn thành thủ tục ly hôn. Bây giờ về địa phương vẫn lấy chồng, làm đám cưới nhưng không thể đăng ký kết hôn. Con cái sinh ra phải khai sinh họ mẹ", một cán bộ xã Cương Gián thông tin. Ông Tiến cho biết thêm, ngoài thực trạng đổ vỡ hôn nhân, Cương Gián đang đau đầu vì vấn nạn kết hôn giả với người nước ngoài để hợp thức hóa con đường xuất ngoại. Phong trào này bắt đầu xuất hiện từ năm 2007. Từ đó đến nay, bình quân mỗi năm có khoảng 10 - 15 trường hợp kết hôn theo hình thức này.

Như chị Hoàng Thị Th. (SN 1986), thôn Song Hải là một ví dụ. Năm 2008, thông qua "cò" ở miền Nam chị Th. học một khóa tiến Hàn để đi XKLĐ, hết 16.000 USD. Hết 5 năm hợp đồng chị Th. "vượt" ra ngoài làm việc. Cuối năm 2017, chị có ý định về Việt Nam rồi trở lại Hàn nhưng do từng lao động bất hợp pháp nên để hợp thức hóa con đường quay lại xứ sở Kim Chi, chị Th. thông qua "cò" kết hôn giả với một nam thanh niên Hàn Quốc. Toàn bộ thủ tục đều do phía nam thanh niên này trực tiếp thực hiện với giá trọn gói 2.000 USD.

"Giữa năm 2018 tôi và nam thanh niên Hàn Quốc chính thức là vợ chồng. Không lâu sau đó tôi về Việt Nam nhưng vì một số lý do nên tôi quyết định ở nhà lấy chồng. Tuy nhiên do thủ tục ly hôn với "chồng Hàn" chưa hoàn tất nên trên luật pháp tôi và anh Chu Phi T. vẫn chưa phải vợ chồng hợp pháp", chị Th. nói.

Cùng chung thực trạng, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà Nguyễn Tiến Dần cho hay, đại bộ bận dân số ở Thạch Kim theo đạo Thiên chúa nên việc ly hôn là điều cấm kỵ. Thế nhưng trên thực tế, bình quân mỗi năm toàn xã có đến hơn 20 cặp vợ chồng sống ly thân, sống với nhau không hạnh phúc vì chồng hoặc vợ đi XKLĐ trở về.

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo

Vấn nạn hợp thức hóa con đường xuất ngoại bằng việc kết hôn với người nước ngoài đang xảy ra phổ biến ở Cương Gián

Tính đến đầu năm 2019, xã Thạch Kim có gần 1.000 trường hợp đi XKLĐ. Tuy nhiên, chỉ có 300 người đi chính ngạch; số còn lại đi tự do, bất hợp pháp thông qua kênh môi giới cá nhân hoặc đi du lịch. Các thị trường có lao động cư trú bất hợp pháp lớn là Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Canada…

“Việc để Khánh đi XKLĐ “chui” đã khiến chúng tôi mất đi một đứa con khỏe mạnh, gia đình lâm vào cảnh nợ nần, bế tắc. Năm vừa rồi đứa con trai thứ 2 xin đi XKLĐ Hàn Quốc tôi chấp nhận vay nợ thêm gần 400 triệu đồng để cho con đi chính ngạch chứ nhất quyết không cho đi Thái Lan như anh nó”, chị Mai chua xót.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
    Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
  • VinFast EC Van sẽ là “dấu chấm hết” cho các dòng xe chở hàng chạy xăng?
    Vừa tiện lợi, vừa chở khỏe lại siêu tiết kiệm chi phí, VinFast EC Van hứa hẹn sẽ là lựa chọn chở hàng tối ưu nhất cho các hộ kinh doanh và đơn vị giao hàng.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO