Khai hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2018 và công bố bảo vật quốc gia

Vietnamplus| 03/03/2018 16:51

Sáng 3/3, tại Khu Di tích Côn Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Khai hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2018, công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bia “Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi” là bảo vật quốc gia và Tưởng niệm 684 năm (1334-2018) ngày mất của Đệ tam Tổ dòng thiền Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo tăng ni, phật tử, nhân dân và du khách thập phương.
Khai hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2018 và công bố bảo vật quốc gia
Đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi là bảo vật quốc gia. (Ảnh: Mạnh Minh/Vietnam+)


Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu nêu rõ: "Côn Sơn-Kiếp Bạc có ý nghĩa, tầm quan trọng trong lịch sử; thể hiện công lao to lớn của thiền phái Trúc Lâm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, lòng tự tôn dân tộc, công lao của Đệ tam tổ Huyền Quang Tôn giả."

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh năm 1254 tại hương Vạn Tư (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý. Ông là người thông minh, hiếu học, được mệnh danh là thần đồng, nổi tiếng khắp xứ Kinh Bắc và cả nước. Năm 20 tuổi, ông đỗ đầu khóa thi Hương, 21 tuổi đỗ đầu khoa thi Giáp Tuất. Người đời gọi ông là Lý Trạng nguyên. Làm quan nhà Trần không lâu, ông từ quan tìm đến tôn giáo, kiên trì học đạo và biên soạn kinh sách. 

Ngoài ra, ông cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông đi khắp nơi trong nước thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm. Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, xây dựng tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, biên soạn kinh sách truyền lại cho đời sau. Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, ông viên tịch tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Hằng năm, ngày mất của ông trở thành ngày giỗ Tổ của chùa Côn Sơn. Từ đó, di tích Côn Sơn luôn giữ vai trò là trung tâm Phật giáo xứ Đông xưa. 

Tại buổi lễ, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bia “Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi” là bảo vật quốc gia cho đại diện lãnh đạo và nhân dân tỉnh Hải Dương. 

Bia “Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi” là một tư liệu quý về văn học, sử học, mỹ thuật, nhất là đối với việc nghiên cứu lịch sử phát triển của chùa Côn Sơn. Bia Côn Sơn Tư Phúc tự bi dựng năm Hoằng Định thứ 8 (1607), trong đợt đại trùng tu chùa Côn Sơn, do nhà sư trụ trì chùa Côn Sơn Tư Phúc là Mai Trí Bản chủ trì, Chiêm Đường Nguyễn Đức Minh soạn thảo, Tạ Tuấn viết chữ, Lê Liễu người xã Kính Chủ khắc bia. Nội dung văn bia khẳng định chùa Côn Sơn được xây dựng từ thế kỷ 18, là nơi trụ trì của Đệ tam thánh Tổ Huyền Quang Tôn giả, chốn tổ của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. Văn bia khẳng định quy mô chùa Côn Sơn gồm 83 gian với các công trình: Phật Điện, Tổ Đường, Hậu Đường, Cửu Phẩm Liên Hoa với 385 pho tượng…. 

Đây là tấm bia dạng thức lục giác rất hiếm ở nước ta. Niên đại sớm nhất của dạng bia lục giác là tấm bia Quốc sư Báo Ân tự bi ở chùa Báo Ân (Hải Dương) dựng năm 1585, sau đó là bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi dựng năm 1607. Bia cao 1,2m, rộng 0,32m. Mỗi mặt bia có 68 dòng thể hiện theo lối chân thư. Mặt một ứng với chữ Côn chạm đôi rồng chầu mặt trời, mặt bốn đối lại phía sau ứng với chữ Phúc chạm đôi phượng chầu mặt trời. Các mặt bia còn lại mỗi mặt chạm một con rồng uốn khúc khác nhau, trên nền mây cụm và mây ba dải. 

Trước lễ khai hội đã diễn ra nghi lễ rước nước. Từ sân chùa Côn Sơn, đoàn rước gồm hàng trăm người với rồng, cờ lọng, bát bửu, các cỗ kiệu tiến ra hồ Côn Sơn. Tại đây, các nhà sư làm lễ dâng hương, cáo thần, đăng đàn cầu nước. Các đại biểu thành kính thực hiện nghi thức lấy nước trong vòng sinh khí đổ vào bình thủy rồi rước nước trở lại chùa làm lễ an vị. Rước nước là một nghi lễ quan trọng trong lễ hội Côn Sơn với mục đích lấy nước thiêng để thờ cúng trong Phật điện, làm nghi lễ mộc dục (tắm tượng), biểu dương sức mạnh cộng đồng làng xã, cầu mùa, cầu nước... 

Với những giá trị hết sức đặc biệt, Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1962; năm 2012 được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Tại lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận lễ hội mùa Xuân Côn Sơn và lễ hội mùa Thu Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2018 được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức từ ngày 1-10/3/2018 (tức ngày 14-23 tháng Giêng Âm lịch) với nhiều nghi lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi mang đậm chất truyền thống, dân gian như: lễ dâng hương, lễ khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ Đàn mông sơn thí thực, hội thi bánh chưng, bánh dày, vật dân tộc, liên hoan pháo đất...
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khai hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2018 và công bố bảo vật quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO