Vốn được xem là nguồn tiếp năng lượng cho cỗ máy khởi nghiệp nhưng hiện nay, các start-up Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về tiếp cận vốn.
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các doanh nghiệp (DN) không nên chỉ dựa vào nguồn vốn từ ngân hàng, bởi vay được vốn là vô cùng khó khăn, vì bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cần tuân thủ các quy định và cơ chế thị trường.
Thay vào đó, các start-up có thể tìm kiếm nguồn vốn từ các kênh tiềm năng như quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, thị trường vốn, các định chế tài chính, công ty tài chính… Trong đó, nguồn lực từ khu vực các nhà đầu tư tư nhân nếu có thể khai thác sẽ hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp sáng tạo là rất lớn.
Start-up có nhiều kênh huy động vốn tiềm năng
Ông Alwaleed Fareed Alatabani - Chuyên gia trưởng thị trường Tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD mà chưa được huy động hết, đây là một tiềm năng lớn.
Do đó, nếu huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân hiệu quả, đầy đủ sẽ đảm bảo nguồn vốn dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay của người dân, đặc biệt là các DN cần vốn như các start-up.
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia trong ngành chỉ ra, trong khi tín dụng ngân hàng khó tiếp cận và ngày càng siết chặt thì vai trò của các quỹ đầu tư hay nguồn tiền từ các nhà đầu tư tư nhân hiện nay là rất quan trọng. Thực tế trên thị trường hiện có không ít nhà đầu tư sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi muốn tìm kiếm các dự án khả thi, có tiềm năng để đầu tư và sinh lợi nhuận dài hạn.
Huy động ra sao?
Bắt kịp xu hướng khởi nghiệp sáng tạo đang ngày càng lan rộng, ở Việt Nam hiện có không ít các kênh đầu tư cho khởi nghiệp, nhưng không phải start-up nào cũng chú ý và tận dụng những nguồn lực tiềm năng này.
Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam đang có 70 quỹ đầu tư mạo hiểm, đây mới là nguồn vốn chính. Tuy nhiên, start-up vẫn có thể tìm kiếm vốn từ nhiều kênh huy động khác tương đối linh hoạt như: gọi vốn cộng đồng, vườn ươm khởi nghiệp, chương trình khởi nghiệp hay những phương thức mới ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại như vay ngang hàng (P2P Lending).
Hiện Nhà nước đang sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để cho vay ngang hàng phát triển, tạo điều kiện cho DN khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn cho vay với thủ tục đơn giản và nhanh gọn.
P2P Lending được xem là “cửa sáng” trong huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Là mô hình mới du nhập vào Việt nam không lâu, cho vay ngang hàng (P2P lending) đang được Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước hoàn thành đề án, trước mắt là tham khảo cách thức quản lý của các nước và sẽ đề xuất thí điểm hoạt động cho vay ngang hàng, coi đây là ngành kinh doanh có điều kiện.
Bản chất của P2P Lending là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người cần vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Từ đặc điểm này, P2P có nhiều lợi thế để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, từ đó huy động hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi trong khu vực tư nhân mang đến kênh vốn mới giàu tiềm năng góp phần giải bài toán “khát” vốn của các DN, đặc biệt là các start-up.
Trên thị trường P2P Việt Nam bước đầu đã xuất hiện một số địa chỉ uy tín, đơn cử như vnvon.com – một sàn giao dịch cho vay ngang hàng mới được thành lập nhưng đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Tại VnVon, ai cũng có thể trở thành nhà đầu tư góp vốn chỉ với số tiền nhàn rỗi từ 10 triệu đồng.
Với mục tiêu hướng đến phục vụ các SME khởi nghiệp, VnVon hội tụ nhiều ưu điểm nổi trội có thể đáp ứng nhu cầu vốn mọi lúc, mọi nơi; thủ tục nhanh chóng, đơn giản; kỳ hạn vay linh động phù hợp nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp; không yêu cầu tài sản thế chấp đối với khoản vay lên tới 1 tỷ đồng… và đang được đánh giá là giải pháp vốn hiệu quả cho các start-up trong thời gian tới.