Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội

Minh Ngọc/HNM| 10/02/2019 09:50

Sáng nay (10-2), tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, Lễ hội chùa Hương năm 2019 chính thức khai hội tại sân chùa Thiên Trù, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Lễ khai hội diễn ra đúng ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán giữa tiết trời mùa xuân ấm áp, cho nên số lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn tăng cao hơn so với những năm trước.

Từ sáng sớm, các tuyến đường dẫn vào khu di tích nườm nượp dòng xe cộ vào, ra. Nhờ các phương án phân luồng giao thông hợp lý, bố trí đầy đủ các lực lượng chức năng tham gia giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông tại những vị trí quan trọng, tình trạng ách tắc giao thông cơ bản không xảy ra. Các đối tượng đeo bám, “cò mồi’ khách sử dụng dịch vụ đã giảm đáng kể.

Càng đến gần không gian diễn ra lễ hội, lượng khách càng đông hơn, song không vì thế mà làm giảm đi nét đẹp của cảnh quan, ảnh hưởng đến nét văn hóa ứng xử. Trên dòng suối Yến, 4.000 đò hoạt động đều có giỏ đựng rác, trang bị phao cứu sinh. Các chủ đò được tập huấn, tuyên truyền về quy tắc ứng xử văn minh, lịch sự với du khách. 

Chị Nguyễn Thanh Vân, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình), cho biết: “Đoàn tôi chỉ có 3 người, không muốn ghép chuyến với đoàn khác, nên chúng tôi tự thỏa thuận giá cả với chủ đò, nhằm đảm bảo ngày công cho họ. Chủ đò không đòi tiền “bồi dưỡng”, tôi cũng không thấy ai phản ánh bị chủ đò đưa ra mức giá bất hợp lý”. 
Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội
Trên suối Yến tấp nập đò chở du khách thập phương về chùa Hương trảy hội

Hai bên bờ suối Yến có nhiều bảng, biển tuyên tuyền, hướng dẫn du khách thực hiện nếp sống văn minh ở nơi thờ tự; đồng thời công khai số điện thoại đường dây nóng của Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2019, để du khách có thể phản ánh mọi vấn đề còn tồn tại.

Trước các điểm di tích như đền Trình, chùa Thiên Trù, chùa Long Vân, chùa Bảo Đài… đều có người nhắc nhở du khách không xả rác bừa bãi, hóa mã đúng nơi quy định, không dâng cúng lễ vật “mặn” như gà, chân giò, thịt lợn… lên các ban thờ phật. Tăng ni, phật tử, tình nguyện viên cùng nhà chùa và Ban tổ chức Lễ hội dọn vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn không gian tôn nghiêm nơi thờ tự. 

Điểm mới dễ nhận thấy là các hoạt động kinh doanh phía trong các chùa, các động, đoạn đường hẹp hoặc vực sâu hầu như không còn. Hơn 300 gian hàng được cấp phép kinh doanh đều lùi sâu vào trong, có tủ bảo quản thực phẩm đặt ở vị trí phù hợp, không treo móc thịt tươi sống để quảng cáo, gây phản cảm. 100% hộ kinh doanh được tập huấn, có chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2019 cho biết, chuẩn chị cho mùa xuân hội diễn ra kỷ cương, văn minh - du lịch, Ban tổ chức Lễ hội thành lập các tiểu ban, trạm kiểm tra, tổ kiểm tra, gồm: Tiểu ban Văn hóa - Xã hội; Kinh tế - Tài chính; An ninh trật tự; Quản lý Di tích - Thắng cảnh và vệ sinh môi trường; Quản lý điều hành cổng trạm; Điều hành vận chuyển khách. Nhiệm vụ của các tiểu ban cũng được xác định rõ ràng. 

Riêng lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự gồm 188 người, chia thành 16 tổ, thay nhau trực 24/24 giờ tại những nút giao thông quan trọng và những khu vực thu hút nhiều du khách đến dâng hương, vãn cảnh. Theo đó, các đối tượng cố tình bám đuổi khách, trộm cắp, móc túi, lừa đảo, gây rối trật tự công cộng, các hoạt động mê tín, dị đoan tại lễ hội… sẽ dễ dàng bị phát hiện, xử lý nghiêm.

Nhờ sự chuẩn bị chu đáo trên mọi phương diện, Lễ hội chùa Hương năm 2019 sẽ tiếp tục thu hút đông đảo du khách gần xa. Tính riêng từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón hơn 124.000 lượt khách.

Tiếp tục cập nhật...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO