Hội Vật lý trị liệu Việt Nam - những điều chưa biết

Ly Ly| 21/10/2019 09:30

“Vật lý trị liệu thực tế đã tham gia vào cả bốn vai trò quan trọng trong y tế. Đó là: dự phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe. Phương pháp can thiệp của vật lý trị liệu là các tác nhân vật lý không sử dụng thuốc, không gây ra biến chứng. Hội Vật lý trị liệu Việt Nam ra đời nhằm góp sức cùng ngành y tế phổ biến rộng rãi trong nhân dân nhận thức rõ hơn về vật lý trị liệu, để người dân được tiếp cận và được hưởng những lợi ích kỳ diệu do vật lý trị liệu mang lại”, Ông Trần Văn Dần, Chủ tịc

Vị Chủ tịch bản lĩnh, trí tuệ và hoài bão lớn

Xuất thân từ một kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng, với trên 20 năm gắn bó với nghề, công việc phải từng ngày, từng giờ tiếp xúc với các bệnh nhân cần trị liệu phục hồi sau chấn thương, sau tai nạn, tai biến… ông Dần thấm thía hơn ai hết những cơn đau đớn, nhiều lúc là nỗi tuyệt vọng, sự hối tiếc cùng ước vọng của mỗi bệnh nhân và gia đình người bệnh.

Hội Vật lý trị liệu Việt Nam - những điều chưa biết

Ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam

Điều ông Dần luôn trăn trở đó là còn có không ít người dân Việt Nam mình chưa có thói quen “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Theo quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử”, con người không thể tiên liệu được sự may rủi, tốt xấu, và bệnh tật. “Tuy nhiên, việc phòng bệnh nhằm mục đích ngăn ngừa, không để bệnh chứng xảy ra, hay chẩn đoán để sớm biết và tiêu diệt bệnh chứng vừa mới chớm nở từ đó có thể giúp con người duy trì, nâng cao sức khỏe, giảm thiểu những nguy hiểm, sự tàn phế và tình trạng sớm thiệt mạng đối với con người là điều mà tất cả chúng ta hoàn toàn làm được. Ý thức phòng chữa bệnh còn giúp mỗi người ý thức xây dựng lối sống lành mạnh cho bản thân, gia đình và xã hội”, ông Dần chia sẻ thêm. 

Ví dụ, trẻ sinh ra bị vẹo bàn chân bẩm sinh hoặc vẹo cổ do tư thế bào thai chật, nếu can thiệp ngay ở giai đoạn sơ sinh bằng vật lý trị liệu trẻ lớn lên sẽ không bị khuyết tật. Ở tuổi học đường, học sinh dễ bị vẹo cột sống do đeo balô quá nặng, ngồi bàn không phù hợp, nếu phát hiện sớm và áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ không bị gù, vẹo sau khi trưởng thành...

Vật lý trị liệu còn tham gia vào việc phòng ngừa xẹp phổi khi nằm quá lâu, cứng khớp sau mổ, đối với bệnh không thể chữa khỏi được bị suy giảm chức năng thì vật lý can thiệp giúp cho người bệnh lấy lại chức năng.

Một ví dụ đơn giản phòng bệnh khác của vật lý trị liệu được ông Dần đưa ra: "Chúng ta ngồi nhiều thường sẽ cảm thấy bị đau lưng. Có thể áp dụng bài tập cơ bụng rất đơn giản là hóp bụng đẩy về sau. Bài tập này vừa phòng đau lưng, vừa giúp thon gọn bụng".

Một điều mà nhiều năm nay ông Dần luôn đau đáu, “Đó là ngành vật lý trị liệu của Việt Nam mình chưa được quyết định những việc mình làm mà thường phải lấy một ngành khác chỉ định cho người làm vật lý trị liệu. Làm theo như vậy chẳng khác nào thầy dạy môn Hóa học lại chỉ đạo thầy đạo thầy dạy môn Vật lý phải dạy học trò cái gì trong giờ dạy của mình. Điều đó gây ra nhiều bất cập trong điều trị cho người bệnh”, ông Dần bộc bạch.

Hội Vật lý trị liệu Việt Nam - những điều chưa biết

Ông Trần Văn Dần trong một lần khám cho bệnh nhân

Nói như một luật sư gặp ông Dần: “Để muốn chữa vật lý trị liệu cho bệnh nhân đau lưng của ông, vì ông này đã khám, bác sĩ đã kê đơn (bản chất là hóa dược trị liệu) và cũng đã được tư vấn đến gặp bác sĩ ngoại khoa (bản chất là “dao” trị liệu) và cả hai phương pháp này vị luật sư đều không muốn. Nhưng các nhà vật lý trị liệu không được phép tự khám và điều trị cho bệnh nhân mà phải thông qua một bác sĩ hóa (bác sĩ nội khoa phục hồi chức năng) hoặc bác sĩ đông y ra chỉ định cho người bệnh trị liệu bằng vật lý. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân và chất lượng điều trong điều trị. Bởi vì, những người ra chỉ định vật lý lại không được đào tạo chuyên sâu về ngành vật lý trị liệu. Nhiều trường hợp, người ra chỉ định cho bệnh nhân chỉ học thêm từ 6-9 tháng nên khó có thể đưa ra những chỉ định điều trị hiệu quả cho mỗi bệnh nhân và bệnh lý khác nhau”.

Trên thế giới các nước như Mỹ, Thái Lan… các nhà vật lý trị liệu (phygical therapist) sẽ là người khám và đưa ra quyết định về các phương pháp vật lý trị liệu. “Ở Việt Nam, tôi cũng mong muốn điều này sớm đưa vào các văn bản chính thức của Bộ Y tế và Luật Y tế (Luật khám chữa bệnh)”, ông Dần chia sẻ.

Công việc của nghề y nói chung và ngành vật lý trị liệu nói riêng gây rất nhiều áp lực, song với bản lĩnh, trí tuệ và một tấm lòng nhân văn, nhân ái, luôn yêu thương bệnh nhân hết mực, ông Dần luôn ấp ủ hoài bão phải làm sao có một tổ chức hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ cộng đồng nâng cao ý thức tự rèn luyện chăm sóc sức khỏe mọi lúc, mọi nơi bằng tay, liệu phát tập thể dục, vận động liệu pháp… Đồng thời, tổ chức đó cũng sẽ tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của hội viên; động viên, giúp đỡ, khuyến khích cá nhân, tổ chức, hội viên học tập nâng cao năng lực chuyên môn, thực hành nghề nghiệp đúng theo chuẩn mực về nghĩa vụ và đạo đức của nghề y.

Sau một thời gian thai nghén, đứa con tinh thần tâm đắc bấy lâu nay, mang tình yêu, bản lĩnh, trí tuệ và hoài bão lớn lao vì sức khỏe cộng đồng của  ông Trần Văn Dần và những cộng sự cũng đã chào đời. Đó chính là Hội Vật lý trị liệu Việt Nam.

Hội Vật lý trị liệu Việt Nam - những điều chưa biết

Trao quyết định thành lập Hội Vật lý trị liệu Việt Nam

Đại hội khóa đầu tiên của Hội Vật lý trị liệu cũng đã bầu ra 25 thành viên Ban chấp hành, trong đó ông Trần Văn Dần được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội, Phó chủ tịch là bà Lê Thanh Vân, ông Lê Tường Giao đảm nhiệm vị trí Tổng Thư ký Hội.

Vật lý trị liệu góp phần nâng tầm y học Việt Nam

Hội Vật lý trị liệu Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2019, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ y tế và Bộ Nội Vụ. Hội có trụ sở tại Hà Nội và văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, có con dấu, tài khoản riêng và trang thông tin riêng.

Vật lý trị liệu có lịch sử từ lâu nhưng nó thực sự phát triển từ sau hai cuộc chiến tranh Thế giới thứ Nhất và thứ Hai khi có rất nhiều binh sĩ bị thương cần thiết phải được chăm sóc và phục hồi một cách toàn diện mà y học điều trị lúc đó không thể đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và người tàn tật. Họ đòi hỏi không chỉ chăm sóc để nâng cao sức khỏe mà đi vượt ra ngoài điều trị y tế là giúp những người bị tổn thương và bệnh tật thích nghi đến mức tối đa tình trạng hiện tại của họ để hội nhập xã hội.

Ở Việt Nam, vật lý trị liệu đã được ứng dụng  từ năm 1972. Chuyên ngành Vật lý trị liệu đã được đào tạo ở các trường y và tổ chức khám, chữa bệnh của các bệnh viện với một đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên ngày càng lớn mạnh.

Theo ông Dần, hiện nay rất nhiều người đang nhầm lẫn vật lý trị liệu với phục hồi chức năng. Thực tế, vật lý trị liệu can thiệp ở mọi giai đoạn cuộc đời, vừa phòng bệnh, vừa chữa bệnh. Trong khi đó, phục hồi chức năng chỉ can thiệp khi có khiếm khuyết, rối loạn hoặc bệnh tật.

Tuy nhiên cho đến năm 2019 Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam mới ra đời, trở thành ngôi nhà chung của những cá nhân, tổ chức Việt Nam làm công tác nghiên cứu khoa học hay chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành vật lý trị liệu.

Ông Dần cho biết: “Hiện nay hầu hết người dân đều nhầm lẫn vật lý trị liệu với đông y hoặc nghĩ vật lý trị liệu là phục hồi chức năng. Ở một số bệnh viện vẫn chưa có khoa vật lý trị liệu. Do vậy vật lý trị liệu hiện nay hầu như chỉ làm nhiệm vụ phục hồi chức năng mà 3 nhiệm vụ còn lại là phòng, chữa và nâng cao sức khỏe chưa được quan tâm. Việc của Hội là góp sức cùng ngành y tế phổ biến rộng rãi trong nhân dân và kể cả những người trong ngành y biết rõ về vật lý trị liệu để người dân được tiếp cận và được hưởng những lợi ích của vật lý trị liệu mang lại. Vật lý trị liệu có thể thực hiện ngay tại tuyến xã, phường và quận huyện. Bây giờ chủ yếu ở Trung ương hoặc tỉnh, nhưng chưa phát triển do có ít nhân lực chuyên ngành nên hầu như lấy nhân lực từ đông y hoặc các chuyên khoa khác. Vì thế chưa phát huy được nhiều các hiệu quả điều trị và lợi ích cho sức khỏe mà vật lý trị liệu đem lại”.

 “Trong năm nay, chúng tôi sẽ xin gia nhập là thành viên của Hiệp hội Vật lý trị liệu quốc tế. Khi gia nhập hội quốc tế sẽ tiếp cận được nhiều kiến thức từ các nước phát triển như châu Âu và Mỹ, đem những kiến thức ấy đào tạo hội viên và nâng cao trình độ, năng lực để giúp cho người bệnh tốt hơn”, ông Dần nhấn mạnh.

Sự ra đời và của hội sẽ góp phần tham gia xây dựng và phát triển công tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật lý trị liệu, góp phần xây dựng một nền y học Việt Nam tiên tiến, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Hội Vật lý trị liệu Việt Nam - những điều chưa biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO