Hội thảo quốc tế “Đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam trong bối cảnh mới”

PV| 05/11/2021 15:45

Sáng nay, ngày 5/11/2021, Hội thảo quốc tế “Đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam trong bối cảnh mới” đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Đây là một trong những hoạt động giao lưu nghiên cứu học thuật và nghiên cứu khoa học nhằm hướng tới sự kiện kỷ niệm 30 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc (1992 - 2022).

Hội thảo quốc tế “Đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam trong bối cảnh mới”
Tham dự Hội thảo có ông Trần Nam Tú - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông Nguyễn Tô Chung - Phó trưởng Ban đề án Ngoại ngữ Quốc gia đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Choi Jae Jin - Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc; ông Lee Hong Seok - Tuỳ viên nội vụ Đại sứ quán Hàn Quốc; ông Won Kwang Seog - Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam; ông Lưu Tuấn Anh - Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam.

Về phía Trường Đại học Hà Nội có TS Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS Lương Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS Nguyễn Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng với các thầy, cô là lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Khoa tiếng Hàn Quốc và các phòng, ban trong Trường. Tham dự Hội thảo còn có hàng trăm đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia, giảng viên giảng dạy tiếng Hàn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước như:  Trường Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc); Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc); Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Trường Đại học Hạ Long, Trường Đại học Thăng Long, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Hồng Bàng, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội.
Hội thảo quốc tế “Đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam trong bối cảnh mới”

Đặc biệt, tham dự Hội thảo với vai trò là báo cáo viên có GS.TS Kim Jung Seop - Trưởng khoa Ngữ văn Hàn Quốc (Viện Cao học), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ - Văn hóa Hàn Quốc thuộc Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) và GS.TS Lee Dong Eun - Trưởng khoa Văn học Hàn Quốc, Đại học Kookmin (Hàn Quốc.

Thay mặt cho Trường Đại học Hà Nội phát biểu khai mạc, Phó Hiệu trưởng Lương Ngọc Minh gửi lời chào đón nồng nhiệt đến các đại biểu là lãnh đạo, học giả đến từ các Viện Nghiên cứu, các Trường Đại học và Cao đẳng, các tổ chức học thuật liên quan đến Hàn Quốc học từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam đã tham dự Hôi thảo lần này. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội khẳng định Hội thảo được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu tạo diễn đàn học thuật cho các nhà khoa học và các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn, đưa ra các đề xuất cần thay đổi trong giảng dạy tiếng Hàn trước những yêu cầu mới tại Việt Nam nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ giao lưu và hợp tác học thuật giữa các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu chào mừng tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tô Chung cho biết trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực, tiếng Hàn đã được giảng dạy như một chuyên ngành chính thức tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Bên cạnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt, ban hành Chương trình môn tiếng Hàn – ngoại ngữ 2 (năm 2018), Chương trình thí điểm môn tiếng Hàn – ngoại ngữ 1 (năm 2021). Hiện nay tiếng Hàn đang được giảng dạy với tư cách là Ngoại ngữ 1 (thí điểm) và ngoại ngữ 2 tại nhiều trường phổ thông trên cả nước và là một trong các ngoại ngữ được tổ chức thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2021 - 2021. Có thể nói đây là một bước phát triển vô cùng quan trọng trong dạy và học tiếng Hàn tại Việt Nam. Trong thời gian tới, để tạo bước tiến mới trong giáo dục tiếng Hàn nói chung và đào tạo tiếng Hàn ở bậc đại học nói riêng, cần tập trung vào một số hoạt động như: Hoàn thiện, biên soạn chương trình đào tạo, phát triển giáo trình, học liệu tại các trường đại học cao đẳng; hoàn thiện, biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Hàn ngoại ngữ 1 và Ngoại ngữ 2 trong các trường phổ thông; Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy và học tiếng Hàn theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, chuẩn của Hàn Quốc; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên tiếng Hàn đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng để thực hiện chương trình mới. Tăng cường trao đổi chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình đào tạo, học liệu,… PGS.TS Nguyễn Tô Chung hy vọng rằng Hội thảo ngày hôm nay sẽ trở thành Diễn đàn học thuật thường niên để các giảng viên, các nhà khoa học có cơ hội được trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy tiếng Hàn, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Sau phiên khai mạc, Hội thảo bắt đầu phiên toạ đàm đầu tiên với nội dung “Chương trình đào tạo, phát triển giáo trình và tài liệu giảng dạy tiếng Hàn”. Các nội dung còn lại sẽ được thảo luận ở các phiên tọa đàm tiếp theo như: Tổ chức và phương thức đánh giá; Chuẩn bị nguồn lực giảng dạy trước yêu cầu mới; Đổi mới và sáng tạo trong dạy - học tiếng Hàn. Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia sẽ chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình, trình bày kinh nghiệm cũng như những giải pháp phát triển đào tạo Tiếng Hàn và Hàn quốc học trên thế giới và ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đóng góp cho học thuật, cho giáo dục đào tạo mà còn góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo quốc tế “Đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam trong bối cảnh mới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO