Hội làng Bồng Mạc

Phạm Thị Phương Chi| 30/10/2017 10:00

Thôn Bồng Mạc thuộc xã Liên Mạc, huyện Mê Linh là một vùng đất cổ. Vào thời Hùng Vương xã Liên Mạc thuộc bộ Văn Lang; dưới thời phong kiến Lý, Trần, Lê thuộc huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây; dưới thời Nguyễn thuộc huyện Yên Lãng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây… Đến nay, xã Liên Mạc thuộc huyện Mê Linh. Thôn Bồng Mạc cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40km về hướng Đông Nam, cách thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc 10km về hướng Bắc.

Đình Bồng Mạc được xây dựng trên một khu đất rộng, cao ráo thoáng mát, ngay sát đường liên xã, quay mặt về hướng Tây Nam là hướng của thần thánh. Đình được kiến trúc theo kiểu chữ đinh có 5 gian gồm tòa đại đình và hậu cung. Kiến trúc của đình được làm theo lối kiến trúc dân gian với kết cấu đấu khung gỗ do hệ thống xà ngang, dọc ăn mộng với nhau và được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo với các đề tài “Tứ linh” , “Tứ quý”… Theo cuốn Ngọc phả còn lưu truyền lại thì đình Bồng Mạc thờ 5 vị thần là Ả Nang, Ả Nương, Lý Phật Tử, Lý Nhã Lang, Lý Phật Mã thuộc những giai đoạn khác nhau. 

Hội làng Bồng Mạc
Cây bông mang giá trị tâm linh hết sức linh thiêng
Lễ hội Bồng Mạc được tổ chức vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hàng năm, 5 năm một lần đại lễ. Trong lễ có lễ tế, lễ rước kiệu. 

Lễ tế là phần thiêng liêng nhất của lễ hội. Trong ba ngày của lễ hội có 3 lần Khởi tế, Trung tế là Tế tạ. Đội tế bao gồm một người Chủ tế (phải là người đức cao vọng trọng trong làng, được dân làng tín nhiệm bầu lên); hai Bồi tế có nhiệm vụ xướng lễ là Đông xướng và Tây xướng; một người Đồng văn có nhiệm vụ đánh trống chầu, 12 người Chấp sự có nhiệm vụ dâng hương, dâng rượu, đọc chúc (đọc văn tế)…

Đội tế ai nấy đều đội mũ, mặc áo thụng, chân đi hia chỉnh tề. trước hương án đặt 4 chiếu tế, 2 chiếu trên coi là chỗ của thần thánh, chiếu thứ 3 là cho chủ tế đứng, chiếu 4 là chỗ đứng của hai bồi tế.12 người chấp sự đứng hai bên. Ngoài ra còn có đội bát âm là đội xướng nhạc gồm có kèn, đàn nhị, trống con…

Để bắt đầu buổi tế người Đồng văn đánh ba hồi trống, tiếp đến người Đông xướng hô: khởi chính cổ thì hai người Chấp sự một người đánh một hồi chiêng, sau đó một người đánh một hồi trống và buổi lễ được bắt đầu. Cứ như thế cho đến khi người xướng lễ hô: Lễ Tất là buổi lễ kết thúc. 

Trong khi tế, những lúc dâng rượu, lúc đọc văn tế, phường bát âm đều phải cử nhạc, đến lúc tế xong dân làng theo thứ tự vào lễ, cũng có đánh trống, gọi la trống tế. Lễ xong đâu đó thì hạ cỗ và cùng thụ lộc.

Lễ rước kiệu ở làng Bồng Mạc rất long trọng và bề thế. Đội khiêng kiệu đều là những cô gái trẻ chưa lập gia đình được tuyển chọn sao cho dáng người tầm thước như nhau, tất cả đều chít khăn đỏ, áo nẹp đỏ, quần trắng, thắt lưng vàng. Dẫn đầu đoàn rước là đội cầm cờ; phường bát âm, đội rước chấp kích, gươm giáo và những vũ khí của các dũng tướng ngày xưa ra trận; tiếp đến là đội kiệu trên đặt bài vị và các bảng sắc phong; kiệu đặt cây bông, sau cùng là các ban ngành, đoàn thể và nhân dân theo hộ tống.

Phần hội bao gồm nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, múa lân, hội cờ người...

Một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng trong hội Bồng Mạc là tục hát trống quân. Đó là một điệu hát truyền thống của địa phương, là thể hát đối nam nữ (hát giao duyên) sở dĩ gọi là hát trống quân là vì khi hát thì có đánh trống đệm theo nhịp bài hát, sử dụng trống để đánh nhịp khi hát và để làm nhịp “lưu không”, vừa để thúc giục phe bên kia hát đáp lại. Trước kia hát trống quân có một loại trống riêng là trống thùng nhưng ngày nay chỉ sử dụng loại trống bình thường.

Đến buổi trưa ngày thứ 3 của lễ hội là phần được chờ đợi nhất đó là hội cướp cây bông. Lễ hội cướp cây bông là một nét văn hóa độc đáo của Bồng Mạc đã có từ lâu đời và mới được khôi phục lại vào năm 1997. Cây bông ở đây được làm từ tre dài l,5m đường kính 0,8cm, mỗi cây bông gồm 5 nụ bông tượng trưng cho 5 vị thần thờ ở đình làng. Cây bông phải được vót bởi những già làng trên 60 tuổi, được mọi người quý trọng bầu làm người vót bông, phải sinh con hai bề và cũng phải là người có bàn tay khéo léo để vót cây bông được đẹp. Tre để vót cây bông phải là tre bánh tẻ, tròn đều, để có thể lột được những sợi bông dài và trắng.

Vào ngày lễ, hai cây bông được tập trung ở nhà thờ làng sau đó rước bằng kiệu lên đình và đặt lên bệ Trung Thiên trên sập thờ đình làng. Đội rước kiệu gồm 5 nam, 5 nữ chưa lập gia đình. Sau khi tế tự ông chủ tế làm lễ hạ bông trao cho hai người ra giữa đình vừa múa vừa hát rồi tung cây bông ra ngoài sân để thanh niên các xóm cướp bông.

Thôn Bồng Mạc có 5 xóm: xóm Chùa, xóm Đồng, xóm Gạo, xóm Sổ, xóm Nam.  Mỗi xóm cử ra một đội gồm 15 thanh niên chưa vợ cởi trần đóng khố và được đánh số thứ  tự trên lưng để tham gia cướp bông. Các đội đứng xếp hàng trước sân đình đợi cho cây bông được tuôn ra thì lao vào cướp, đội nào đem bông về điểm tập trung trước thì đội đó thắng. Phía ngoài là dân làng đứng xem, ai ai cũng cố gắng hò reo cổ vũ cho đội của xóm mình có thể cướp được cây bông, vì vậy đây cũng là phần sôi động nhất của lễ hội.

Việc cướp được cây bông mang một ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ thể hiện sự chiến thắng của một trò chơi thông thường mà đó còn là biểu hiện tinh thần đoàn kết của các xóm và quan trọng hơn cả là trong quan niệm của người dân thôn Bồng Mạc cây bông còn mang một giá trị tâm linh hết sức thiêng liêng. Cây bông đã được đặt lên bàn thờ ở đình làng thì đó như là của thánh thần. Vì vậy xóm nào có cây bông thì cả năm đó sẽ được phù hộ mọi điều may mắn, được thịnh vượng, làm ăn phát đạt, mọi sự đều hanh thông. Và những người dân trong xóm nào cướp được cây bông thường lấy một vài sợi bông đem về cài trên mái nhà, gọi là “lộc thánh”.

Đình Bồng Mạc với hội làng hàng năm là nơi ghi nhận công ơn của những vị anh hùng dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Cũng là nơi lưu giữ giá trị văn hóa dân gian độc đáo của cư dân nơi đây. Đồng thời để dân làng sống trong không khí tưng bừng, được vui chơi sau những ngày lao động mệt mỏi và là dịp những người con của làng ở nơi xa đều trở về bên làng xưa xóm cũ để được đắm mình trong không khí tưng bừng của ngày lễ hội quê hương. 
(0) Bình luận
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Tuổi trẻ Thủ đô tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    “Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
  • Hà Nội: Thành lập Cụm công nghiệp Mai Đình vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2002/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hội làng Bồng Mạc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO