Hiệu sách nhân dân

Hanoimoi| 24/08/2022 20:37

Thời buổi bây giờ, sách cũng có thể mua online hoặc đọc online nên việc tiếp cận tri thức rộng mở, nhanh chóng hơn. Những ngày hội sách, nhìn các “thượng đế” nô nức chọn mua sách giảm giá lại nhớ thuở học trò, sinh viên, dù chiến tranh, bao cấp gian khó, thiếu thốn nhưng chúng tôi cũng rất yêu sách, mê sách, hầu như chẳng tuần nào vắng mặt ở Hiệu sách nhân dân.

Hiệu sách nhân dân
Hiệu sách Thăng Long trên phố Tràng Tiền.

“Hiệu sách nhân dân” là cái tên nhiều người trẻ thời công nghệ số khó mà hình dung được. Ngày ấy, các khu phố nội thành và cả các huyện ngoại thành đều có những hiệu sách phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân.

Chỉ trong bán kính 4km từ Bờ Hồ đến Cửa Nam hay xuống Ô Chợ Dừa, Chợ Mơ... có khá nhiều hiệu sách. Lớn nhất là Hiệu sách Quốc văn tổng hợp (Hiệu sách Hà Nội - Huế - Sài Gòn) và Hiệu sách Ngoại văn ở phố Tràng Tiền, tiếp đó là hiệu sách ở Cửa Nam, Khâm Thiên, Ngô Thì Nhậm, Bạch Mai, Trương Định, Minh Khai... Nhân viên bán sách được hưởng lương của Nhà nước. Hiệu sách nào cũng có đủ các loại sách lý luận - chính trị, sách khoa học kỹ thuật, sách giáo khoa, sách văn học... Dĩ nhiên, đám học trò yêu thích nhất sách dành cho thiếu nhi và sách văn học. 

Những năm bảy mươi của thế kỷ trước, hầu như đứa trẻ nào cũng háo hức khi bước chân vào Hiệu sách nhân dân. Ngày ấy, cứ tan học, trên đường về nhà là chúng tôi lại rẽ vào hiệu sách, dí mũi vào tủ kính, đến nỗi bác bán sách nhớ mặt từng đứa và ân cần hướng dẫn chọn sách phù hợp với tuổi học trò.

Mới học lớp 5, lớp 6, dù bữa sáng chỉ có củ khoai hay mẩu bánh mỳ hoặc vét lưng cơm nguội nhưng tôi đã được đọc những cuốn truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng như “Đồng bằng đánh Mỹ” của nhiều tác giả, “Mẫn và tôi” của nhà văn Phan Tứ, “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức, kể cả văn học nước ngoài như “Không gia đình” của nhà văn Pháp Hector Malot, “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Ý Edmondo De Amicis, “Túp lều bác Tôm” của nữ văn sĩ Mỹ Harriet Beecher Stowe.

Năm học lớp 7, chúng tôi chuyền tay nhau đến nát cả mép trang những cuốn truyện dày cộp mua ở Hiệu sách nhân dân phố Trương Định, đặc biệt là tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga Nikolai Ostrovsky và “Ruồi Trâu” của nhà văn nữ người Ireland Ethel Lilian Voynich - cuốn hút đến nỗi tôi thường mang đến lớp, giờ ra chơi là chúi mắt vào trang sách. Cô bạn chí cốt rất sốt ruột muốn biết mối tình Ruồi Trâu và Giê-ma đẹp ra sao nhưng tôi cứ kể nhỏ giọt mỗi khi tan học... Mẹ cho 5 xu hay 1 hào mua xôi sáng nhưng tôi không ăn, tiết kiệm “nuôi lợn” để mua sách. 

Sau này, ngoái lại tuổi thơ, mới thấy trong những năm tháng bom đạn ác liệt, Hà Nội cũng như cả miền Bắc gian khổ, thiếu thốn trăm bề, lớp học đơn sơ mái lợp gianh hoặc giấy dầu nhưng chúng tôi vẫn không thiếu sách. Đó là “thần đèn” kỳ diệu nhất. Sách mở ra cho chúng tôi chân trời tri thức với bao điều mới lạ, đẹp đẽ. Chúng tôi học lý tưởng sống đẹp từ Ruồi Trâu, từ Paven Corsaghin và đứa nào cũng hí hoáy chép vào sổ tay: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí...”.

Những năm 1980, ở Hiệu sách nhân dân Mai Động ở phố Minh Khai vẫn thấy bác nhân viên quen mặt từ hồi tôi học cấp 2. Ngoài sách chuyên ngành, ở hiệu sách nhỏ này tôi còn tìm được nhiều cuốn truyện hay như “Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào Nga Lev Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của Mikhail Sholokhov, “Hãy để ngày ấy lụi tàn” của nhà văn Nam Phi Gerald Gordon...

Thời bao cấp có thể thiếu gạo, thiếu thịt, thiếu quần áo, thiếu đường sữa nhưng không hề thiếu sách. Ngay cả những chuyến đi thực tập xa thành phố tới huyện Nam Sách (Hải Dương), Vũ Thư (Thái Bình), thậm chí ở tận huyện đảo Cát Bà thì điểm đầu tiên mà chúng tôi bước chân vào để tìm kiếm xem có gì thú vị không cũng chính là hiệu sách. Tôi đã mua cuốn tiểu thuyết “Jăng Krixtốp” của nhà văn Romain Rolland ở Hiệu sách Cát Bà để kỷ niệm những ngày thực tập ở huyện đảo xa xôi chỉ có những mái nhà đơn sơ và gió biển thổi ù ù trong đêm nhưng tình người thật nồng ấm. 

Cuối những năm 1990, hệ thống Hiệu sách nhân dân không còn nữa, thay vào đó là các cửa hàng sách tư nhân, tập trung nhiều ở phố Nguyễn Xí. Ngồn ngộn sách, đủ các loại giấy từ kém chất lượng đến loại sang... Tôi đã mua “Thơ Lưu Quang Vũ” tuyển chọn, tiểu thuyết “Mưa mùa hạ” của Ma Văn Kháng, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCullough in bằng giấy thứ phẩm có màu nâu đen. Chả sao hết, miễn là được đọc truyện hay, thơ hay.  

Bây giờ sách được in giấy tốt, trình bày đẹp, khác xưa rất nhiều. Mỗi khi dẫn con cháu vào cửa hàng sách, nhất là mỗi dịp hội sách, tôi lại bồi hồi nhớ những năm tháng không thể nào quên, khi sách và Hiệu sách nhân dân thực sự là người bạn trân quý của nhiều thế hệ người Hà Nội.

(0) Bình luận
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
  • Người dân Thủ đô chung tay tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3
    Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, dù lực lượng chức năng đã dồn tổng lực dọn dẹp, nhưng đường phố, ngõ phố của Thủ đô, nhất là trong các quận nội thành vẫn ngổn ngang. Trước thực tế này, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Từ sáng sớm ngày 14/9, tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được tập trung cao độ với sự chung sức của nhiều đoàn thể và đông đảo người dân địa phương.
  • Thị xã Sơn Tây lan tỏa tinh thần “nhường cơm sẻ áo” tới đồng bào bị ảnh hưởng của bão số 3
    Thị ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
  • Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
    Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
  • Lan tỏa Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tại Cần Thơ và Cà Mau
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật, triển lãm tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau; qua đó quảng bá các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tới nhân dân hai địa phương miền Tây Nam Bộ.
  • Trưng bày tài liệu “Hà Nội và những Cửa Ô”: Kể câu chuyện lịch sử các Cửa Ô Thăng Long - Hà Nội
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa Ô”. Trưng bày dự kiến diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội (19C, quận Hoàn Kiếm) ngày 9/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quận Bắc Từ Liêm triển khai 5 nhiệm vụ thi hành Luật Thủ đô
    UBND quận Bắc Từ Liêm vừa ban hành Kế hoạch về triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) trên địa bàn quận. Kế hoạch của quận Bắc Từ Liêm đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, qua đó nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao nhận thức về Luật Thủ đô, chính sách xây dựng và phát triển Thủ đô, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thi hành Luật.
  • Xúc động chương trình "Điểm tựa Việt Nam"
    Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" được truyền hình trực tiếp tối 15/9 trên kênh VTV1 đã kể câu chuyện chân thực, xúc động từ những nơi cơn bão đi qua.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển Việt Nam
    Trong lúc mọi người tản mát mỗi nơi thì Bình xán tới bên người phụ nữ chủ quán vui vẻ thân thiện: Chào chú! mời chú uống nước, trà nhà tôi tự chế biến đấy/ Dạ cháu xin bác ạ! trà thơm quá...
  • Chung tay giúp người dân thu hoạch lúa sau mưa lũ
    Những ngày này, Chính quyền huyện Thanh Oai cùng nhiều ban ngành, đoàn thể đã xuống đồng hỗ trợ bà con nông dân khắc phục các diện tích ngập úng, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
  • Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3
    Tính đến thời điểm 19h00 ngày 14/9/2024, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã huy động 100% lực lượng tham gia dọn vệ sinh môi trường với số lượng khoảng 139.000 người...
Đừng bỏ lỡ
Hiệu sách nhân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO