Ảnh minh họa - Internet
Luật cũng cấm thông tin trên không gian mạng với nội dung:
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người để gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh trật tự; Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Cấm thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Luật An ninh mạng cấm người sử dụng Internet:
Hoạt động mại dâm, tệ nạn, xã hội, mua bán người; Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác;Phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngay thời gian gần đây, việc xử lý các đối tượng tung tin sai lệch liên quan đến dịch bệnh Corina được các địa phương triển khai rất quyết liệt và nghiêm túc. Không chỉ tìm đối tượng tung tin giả để xử lý, mà còn yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ những thông tin như vậy, rồi đăng tải những thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Nhờ thế, người dân không còn tâm lý lo lắng và hoang mang như những ngày đầu, tình trạng nhiễu loạn về thông tin cũng đã chấm dứt. Đó chỉ là một trong những hiệu quả mà Luật an ninh mạng mang lại cho xã hội.
Sau 1 năm thực hiện, thực tế Luật an ninh mạng đã cho thấy, mọi người không chỉ được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn trong khuôn khổ của pháp luật mà còn được đọc nhưng thông tin hữu ích, chính xác và lành mạnh hơn. Nhiều thông tin, bài viết, video có xu hướng kích động, ảnh hưởng tiêu cực tới chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý.
Luật khi đi vào cuộc sống cũng đã bảo vệ tốt hơn đời tư và lợi ích của người dân trên không gian mạng. Điều này thấy rõ ở trường hợp của ca sĩ Văn Mai Hương gần đây khi bị kẻ xấu tung tin làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của cô và đã được Luật an ninh mạng bảo vệ.
Còn đối với hoạt động kinh doanh, trao đổi, buôn bán trên không gian mạng, hơn 1 năm qua vẫn diễn ra thuận lợi. Luật An ninh mạng không hề có tác động cản trở nào, miễn là những hoạt động đó không vi phạm pháp luật của Việt Nam. Nếu người dân biết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thì Luật an ninh mạng thực sự mang lại nhiều lợi ích quý giá và thiết thực.
Đến nay, đã có tới gần 140 quốc gia đã ban hành luật an ninh mạng, nhằm đảm bảo tốt hơn an ninh của mỗi một quốc gia trên môi trường Internet. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực xây dựng thể chế pháp luật, mỗi người dùng mạng xã hội cũng phải luôn tỉnh táo, sáng suốt trước mỗi thông tin đăng tải, quan trọng hơn nữa là phải thượng tôn pháp luật vì sự bình yên và phát triển của đất nước.
https://vietnamhoinhap.vn/article/hieu-qua-cua-luat-an-ninh-mang-sau-1-nam-di-vao-cuoc-song---n-27050