Hiệp sĩ Dế Mèn sẽ lộ diện trong ngày Quốc tế Thiếu nhi

KTĐT| 31/05/2021 14:56

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) sẽ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 2 vào lúc từ 10h, thứ Ba, ngày 1/6.

Do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Lễ trao giải sẽ được tổ chức không có khán giả trực tiếp tại 2 địa điểm là trụ sở báo Thể thao và Văn hóa (số 11 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Văn phòng đại diện báo Thể thao và Văn hóa tại TP Hồ Chí Minh (số 118, Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3).
Là giải thưởng nghệ thuật thường niên do báo Thể thao và Văn hóa sáng lập và tổ chức từ năm 2020, Giải Dế Mèn nhằm tìm kiếm và tôn vinh các sáng tác, trình diễn nghệ thuật - giải trí xuất sắc của thiếu nhi hoặc vì thiếu nhi. Cơ cấu giải thưởng bao gồm Giải thưởng Lớn mang tên Hiệp sĩ Dế Mèn (Cricket Knight) và một số giải Khát vọng Dế Mèn (Cricket Desire).
Trong mùa giải đầu tiên, giải Hiệp sĩ Dế Mèn đã được trao cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với tác phẩm “Làm bạn với bầu trời” cùng sự nghiệp sáng tác cho thiếu nhi. 4 giải “Khát vọng Dế Mèn” được trao cho: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung với chùm bài hát cho thiếu nhi, nhà văn Nguyễn Chí Ngoan với bản thảo tập truyện ngắn “Mộng giang hồ” và hai tài năng nhí là Cao Khải An (12 tuổi) với bản thảo truyện dài “Chuyện của Bắp ăn mơ” và “xóm Đồi rơm”; Nguyễn Đới Chung Anh (10 tuổi) với chùm tranh về Covid-19.
Được tái khởi động từ cuối tháng 3/2021, nhưng đến giữa chừng thì dịch Covid-19 bùng phát. Dầu vậy, Giải Dế Mèn lần 2 - 2021 vẫn về đích đúng kế hoạch với gần 120 tác phẩm dự thi, tính đến hạn chót nhận tác phẩm là 24h ngày 15/5, tăng gần 20 tác phẩm so với mùa giải đầu tiên.
Theo Ban Tổ chức, chất lượng mùa giải năm nay được đánh giá khá cao, với sự xuất hiện của nhiều tác giả đã thành danh, trong đó có những người đã chạy đua với thời gian để kịp hoàn thành bản thảo dự thi vào giờ chót. Trong các văn nghệ sĩ nhí dự thi có 2 tác giả thiếu nhi đang học lớp 3 và lớp 6 đã dự thi bằng 2 tiểu thuyết dài hàng trăm trang, thuộc thể loại fantasy, trong đó một tiểu thuyết song ngữ - ban đầu được viết bằng tiếng Anh (dự kiến 4 tập, mới hoàn thành 1 tập) rồi mới dịch ra tiếng Việt và được các bạn cùng lớp minh họa.
Cũng như mùa giải trước, các tác phẩm dự thi chủ yếu là văn học, phổ biến nhất là truyện dài, truyện vừa và tiểu thuyết (có tiểu thuyết giả tưởng dài cả ngàn trang), chỉ có một số ít truyện ngắn và thơ. Khoảng 20 phim hoạt hình đã tham gia dự thi trong đó có các phim nghệ thuật trên 10 phút và các series phim hoạt hình dài kỳ đã và đang được đầu tư rất công phu. Lĩnh vực âm nhạc ít hơn, nhưng đón nhận sự tham gia của một vở ca kịch đồ sộ với một số ca khúc đã được thu âm.
Ban sơ khảo gồm những gương mặt đang hoạt động rất tích cực để thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng hôm nay như nhà văn Nguyễn Trương Quý, nhà báo Nguyễn Thanh Bình, biên tập viên sách Nguyễn Hoàng Dương, nhà thơ Chu Hồng Tiến, nhà nghiên cứu Phùng Hoàng Anh…. đã tận lực xem, nghe, đọc theo hình thức cuốn chiếu toàn bộ các tác phẩm được đề cử hoặc dự thi trong một thời gian ngắn, đề chọn ra 16 tác phẩm tiêu biểu lọt vào vòng chung khảo. Trong đó có 8 tác phẩm sách – truyện tranh, 2 tác phẩm mỹ thuật, 3 tác phẩm điện ảnh và 3 tác phẩm âm nhạc.
Tất cả cho thấy mạch nguồn sáng tác văn hóa nghệ thuật thiếu nhi vẫn chảy liên tục bất chấp những khó khăn do tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, các series sách tranh, series truyện tranh, series phim cho thiếu nhi vẫn đều đặn được xuất bản, phát hành, thu hút một lượng công chúng ổn định. Số lượng các bản thảo tốt, ở mức có thể biên tập và in thành sách được, lên tới con số hàng chục, nếu chỉ tính riêng trong giải Dế Mèn. Điều đó cho thấy nếu được đầu tư, chăm chút thì chúng ta đã có thể có ngay được một mùa sách thiếu nhi đầy đặn, chỉ trong phạm vi một cuộc thi.
Từ ngày 20 – 27/5, Hội đồng giám khảo do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng đã có 2 phiên họp chung khảo trực tuyến với sự tham gia của các thành viên gồm: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; họa sĩ Thành Chương; nhạc sĩ – nhà thơ Nguyễn Thụy Kha; họa sĩ “Thần đồng Đất Việt” Lê Linh và nhà báo Lê Xuân Thành - Tổng biên tập báo Thể thao và Văn hóa.
Hội đồng giám khảo đã thảo luận và bỏ phiếu kín để chọn các giải thưởng Hiệp sĩ Dế Mèn và Khát vọng Dế Mèn. Phát biểu tại phiên họp cuối cùng của Hội đồng giám khảo, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, Hội đồng để ngỏ khả năng “phong” Hiệp sĩ Dế Mèn cho các tác giả trẻ, các tài năng nhí, miễn là có tác phẩm thật sự xuất sắc, thuyết phục được toàn thể Hội đồng giám khảo.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hiệp sĩ Dế Mèn sẽ lộ diện trong ngày Quốc tế Thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO