Hát nhái để kiếm tiền quảng cáo, ca sĩ Hồng Nhung có xúc phạm nhạc sĩ quá cố Hoàng Hiệp?

AT/KTĐT| 27/05/2019 17:32

Nhớ về Hà Nội là một trong những nhạc phẩm đặc sắc của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ XX về tình yêu thành phố bên bờ sông Hồng. Điều đặc biệt, ca khúc được viết bởi Hoàng Hiệp, một người con đất Nam Bộ, tập kết ra Bắc cuối năm 1954.

Sáng nay, một đại tá an ninh ngoài 80 đã gặp tôi đau đáu: “Có thể làm thế nào để tắt được clip quảng cáo trên truyền hình món Phở bò Hà Nội Cung Đình của Micoem do Hồng Nhung thực hiện được không?”
Nhớ lại những năm đầu thập niên 1990, khi những chiếc loa dọc những con phố Hà Nội vang lên ca khúc này khiến mọi lo âu, nguy hiểm của chiến tranh vụt tan biến, lòng người nao nao một cảm giác thư thái, bình yên. Đối với những chàng trai Hà Nội, xa TP cầm súng lên đường bài hát tự một câu chuyện về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Những lời ca tiếng hát không hô hào, không mang tính khẩu hiệu mà nhẹ nhàng thấm vào lòng người tựa như hơi thở… “dù có đi 4 phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.
Người nhạc sĩ tài ba ấy đã qua đời cách đây 6 năm nhưng mỗi khi nghe đến bài hát, người ta lại nhớ đến ông, càng nhớ về Hà Nội “nhớ những con đê thành lối xe, bước chân năm tháng đi về. Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…”.
Suốt hơn 3 thập kỷ qua, có nhiều ca sĩ từng thể hiện ca khúc này: Cẩm Vân, Ngọc Tân, Mỹ Tâm, Quang Dũng... Với các chất giọng khác nhau, cảm nhận về bài hát khác nhau, các ca sĩ đã chọn cho mình lối thể hiện riêng. Nhưng bản thu đầu tiên của Hồng Nhung trên loa phát thanh những sáng Hà Nội của ngày xưa được những người yêu Hà Nội thích nhất. Hồng Nhung là người có công trong việc đưa những giai điệu hào hùng, trữ tình đi khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắc hành tinh.
Giọng hát mộc mạc, da diết, vừa ngọt ngào vừa hùng tráng của cô Bống đã đi vào ký ức của nhiều người như một thói quen. Cho dù có nhiều ca sĩ khác, hát hay không thua kém, người ta vẫn thích Nhớ về Hà Nội của Hồng Nhung, đơn giản vì họ đã nghe như vậy từ bao năm rồi.
Thế rồi, không hiểu vì sao lần này Bống lại xuất hiện, trong clip quảng cáo tại Nhà hát Lớn nhún nhảy “dù có đi 4 phương trời lòng vẫn nhớ về… Phở Hà Nội”. Bao fan hâm mộ diva này thầm tiếc, không có Hồng Nhung thì bản thân Phở Hà Nội đã là một thương hiệu, để ngay cả Thống thống Mỹ Bill Clinton khi sang thăm Việt Nam, xong công việc quốc gia đại sự, việc đầu tiên là đi ăn phở.
Nhưng việc Hồng Nhung đưa phở vào nhạc phẩm nổi tiếng của Hoàng Hiệp, người nhạc sĩ lãng mạn của "một thời đạn bom, một thời hòa bình” đã xúc phạm đến người quá cố, đến tình yêu của hàng triệu người dành cho thủ đô yêu dấu.
Nếu Micoem, công ty đang trả tiền cho clip quảng cáo của Hồng Nhung không sớm nhận ra điều đó, rất dễ “lợi bất, cập hại”.
(0) Bình luận
  • Thưởng lãm 70 tác phẩm mỹ thuật về chiến thắng Điện Biên
    Sáng ngày 3/5/2024 tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tri ân thế hệ cha anh, lan tỏa truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc
    Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới” vừa được khai mạc và diễn ra đến hết ngày 30/9/2024.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Triển lãm ''Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam''
    Tối 20/4, Triển lãm "Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam" chính thức khai mạc tại thành phố Điện Biên Phủ. Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên năm 2024, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024 - 7/5/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hát nhái để kiếm tiền quảng cáo, ca sĩ Hồng Nhung có xúc phạm nhạc sĩ quá cố Hoàng Hiệp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO