“Hành lang thép” đảm bảo an toàn giao thông ngày Tết

KTĐT| 03/02/2022 19:43

Công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) dịp Tết Nhâm Dần 2022 đã có thêm công cụ trợ giúp đắc lực về hành lang pháp lý, đó chính là Nghị định 123/2021 vừa được Chính phủ ban hành.

Những
Những "hành lang thép" về luật pháp trong lĩnh vực giao thông như Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021 mang tới hiệu quả rõ rệt trong công tác đảm bảo trật tự, ATGT và kiềm chế vi phạm giao thông.

Nghị định 123/2021 sửa đổi, bổ sung một số hành vi để phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó mức phạt sẽ được tăng nặng hơn so với Nghị định 100/2019.

Chế tài mạnh để kiềm chế vi phạm

Cụ thể, Nghị định 123/2021 điều chỉnh mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô thực hiện các hành vi như: dùng tay sử dụng điện thoại di động; đi vào đường cấm; các quy định về dừng xe, đỗ xe, lùi xe từ 1 - 2 triệu đồng lên 2 - 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các hành vi không chấp hành hiệu lệnh; đi ngược chiều; đi không đúng làn đường, phần đường, chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h cũng được điều chỉnh mức xử phạt tăng nặng từ 3 - 5 triệu đồng lên 4 - 6 triệu đồng.

Hay như hành vi người điều khiển ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ cũng được tăng mức xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 2 - 4 tháng tăng lên 6 - 8 triệu đồng và tước tước GPLX 2 - 4 tháng.

Cũng tại Nghị định 123, người vi phạm bị phạt 4 - 6 triệu đồng (trước đây là 800 nghìn - 1 triệu đồng) với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi như: điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Nghị định cũng bổ sung hành vi phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện trốn tránh, không trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi lưu thông qua các trạm thu phí.

Ngoài ra, Nghị định 123/2021 cũng tăng mức phạt tiền lên rất nhiều đối với nhiều hành vi vi phạm khác như người lái xe ô tô sử dụng GPLX hết hạn dưới 3 tháng, GPLX bị tẩy xóa; sử dụng GPLX không hợp lệ...

Các chuyên gia cùng chung nhận định, tăng chế tài xử phạt sẽ giúp tăng tính răn đe và từ đó thay đổi nhận thức cũng như hành vi của người tham gia giao thông, đặc biệt là những người trực tiếp điều khiển phương tiện.

Xây dựng được
Xây dựng được "Văn hóa giao thông" trong cộng đồng vẫn là đích đến cuối cùng của công tác đảm bảo trật tự, ATGT. 

Mục tiêu cao nhất là xây dựng được “Văn hóa giao thông”

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng, Nghị định 100/2019 đã đưa ra những chế tài xử phạt tăng nặng hơn nhiều so với nhiều văn bản luật trước kia. Tuy nhiên, trên thực tế sau một thời gian áp dụng cho thấy một số hành vi vẫn cần tăng nặng thêm chế tài. Đó chính là lý do Nghị định 123/2021 ra đời.

“Lúc mới ban hành, Nghị định 100/2019 đã mang đến hiệu quả thấy rõ trong việc thay đổi hành vi và kiềm chế vi phạm của người tham gia giao thông. Điển hình nhất là vi phạm nồng độ cồn” – chuyên gia Bùi Danh Liên nói và kỳ vọng Nghị định 123/2021 với nhiều chế tài xử phạt tăng nặng hơn cũng sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt như thế trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Bùi Danh Liên cũng không quên nhấn mạnh, chế tài xử phạt chỉ là giải pháp ngắn hạn chứ không phải chiến lược lâu dài trong công tác đảm bảo trật tự, ATGT.

“Chế tài xử phạt có thể mang đến hiệu quả tức thời song nếu cần một giải pháp lâu dài, bền vững thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người tham gia giao thông và xây dựng được văn hóa giao thông trong cộng đồng vẫn luôn là chiến lược quan trọng nhất” – ông Bùi Danh Liên khẳng định.

Trong khi đó, bà Hoàng Hồng Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính hiện nay chưa phù hợp nên điều chỉnh cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

“Việc tăng mức xử phạt vi phạm hành chính để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, bảo đảm tính răn đe, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, ngăn chặn tai nạn giao thông” – bà Hoàng Hồng Hạnh nhận định.

Bà Hoàng Hồng Hạnh cũng không quên lưu ý rằng, Nghị định 123/2021 vừa được Chính phủ ban hành chỉ sửa đổi, bổ sung một số hành vi để phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt một số hành vi vi phạm chưa điều chỉnh tại Nghị định 123 nên vẫn thực hiện theo Nghị định 100/2019.

Ngoài “hành lang thép” là Nghị định 123/2021, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định pháp luật về trật tự, ATGT để bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp Tết và Lễ hội xuân 2022. Cao điểm triển khai từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/02/2022.

Ngoài việc xử phạt vi phạm, Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định về giao thông và phòng chống Covid-19 khi đi đường với những nội dung như: Đã uống rượu, bia - không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; đeo khẩu trang khi tham gia giao thông.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
“Hành lang thép” đảm bảo an toàn giao thông ngày Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO