Hải Phòng: Học viên sốc, hoang mang khi phát hiện Đại học Đông Đô đào tạo “chui”

Dương Đăng Thùy/GiadinhNet| 23/08/2019 07:43

Dù chưa có cấp phép đào tạo văn bằng 2 song trường Đại học Dân lập Đông Đô vẫn ngang nhiên tuyển sinh, đào tạo khiến hàng trăm học viên hoang mang, lo lắng.

Mới đây, hàng loạt học viên lớp LKT 522-03 văn bằng 2 (VB2-PV) chính quy và lớp LKT 522-04 trung cấp, cao đẳng liên thông lên Đại học của Khoa Luật Kinh tế trường Đại học Đông Đô tổ chức tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng đứng ngồi không yên trước thông tin ĐH Đông Đô không đủ điều kiện tổ chức đào tạo VB2.
Học viên Hải Phòng sốc, hoang mang khi phát hiện Đại học Đông Đô đào tạo “chui”   - Ảnh 1.

Tại Hải Phòng, ĐH Đông Đô tổ chức 3 lớp đại học chuyên ngành luật. Ảnh: ĐT

Cũng theo phản ánh của đông đảo học viên, họ đăng ký theo học tại lớp Luật Kinh tế (LKT) 522-3 hệ VB2 từ T5/2017 theo thông tin tuyển sinh tại TTGDTX Hải Phòng do bà Trần Thị Kim Oanh- Phó Hiệu trưởng ĐH Đông Đô ký. Theo thông báo tuyển sinh cũng như thông báo nhập học, lớp của họ đào tạo và cấp bằng hệ chính quy; mỗi tháng tiền học phí phải đóng là 1,1 triệu đồng/học viên và đóng 5 tháng/lần.

Ngày 6/7/2019, lớp VB2 bước vào thi tốt nghiệp cùng lớp Liên thông hệ trung cấp lên Đại học và Cao đẳng lên Đại học. Tuy nhiên, khi nắm được thông tin về hoạt động đào tạo "chui" của trường ĐH Đông Đô, các học viên của lớp LKT 522-03 và LKT 522-04 đều hoang mang, lo lắng sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp đại học, khi nào được nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học, có được nhận bằng hay không, bằng tốt nghiệp hệ gì? Theo phản ánh của các học viên, ai cũng mong muốn được nhận bằng tốt nghiệp sớm nhất để hòan thiện hồ sơ công tác của mỗi cá nhân.

Học viên Hải Phòng sốc, hoang mang khi phát hiện Đại học Đông Đô đào tạo “chui”   - Ảnh 2.

Thông báo tuyển sinh của ĐH Đông Đô tại Hải Phòng

Xác nhận thông tin phản án trên, ông Nguyễn Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) TP Hải Phòng cho biết, giai đoạn từ năm 2017 – 2019, Trường Đại học Đông Đô có ký kết hợp đồng thuê địa điểm của Trung tâm để tuyển sinh các lớp chuyên ngành Luật Kinh tế hệ văn bằng hai, hệ liên thông từ trung cấp- đại học; từ cao đẳng lên đại học và 1 lớp đại học chính quy dành cho các đối tượng tốt nghiệp THPT quốc gia. Theo đó, các học viên hệ VB2 đều đã có 1 bằng đại học. Tổng số học viên theo học khoa Luật Kinh tế của ĐH Đông Đô khoảng gần 200 học viên.

Vì Trung tâm GDTX Hải Phòng chỉ cho thuê địa điểm để Trường Đại học Đông Đô tuyển sinh và dạy học nên mọi hoạt động giảng dạy đều do Đông Đô thực hiện và chịu trách nhiệm. Về phía trung tâm được bên Đông Đô thuê hỗ trợ phần việc thu tiền học phí, thông báo tuyển sinh, nhận hồ sơ rồi chuyển về trường trên Hà Nội đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trên trường tổ chức, điều hành lớp hệ VB2 này. Ông Thiện cũng thừa nhận, Trung tâm chỉ căn cứ vào "Đề án tuyển sinh năm 2017 của Trường Đông Đô" để mở lớp tại Hải Phòng.

Về việc không báo cáo Sở GD&ĐT Hải Phòng về việc có lớp học này tại trung tâm, ông Thiện cho biết vì trường hợp này chỉ thuê địa điểm, không liên kết tổ chức đào tạo như các lớp khác tại trung tâm nên đơn vị không báo cáo Sở.

Ông Thiện khẳng định, đây là lần đầu tiên trung tâm cho Đông Đô thuê địa điểm để tổ chức lớp học VB2, Liên thông và Đại học.

Học viên Hải Phòng sốc, hoang mang khi phát hiện Đại học Đông Đô đào tạo “chui”   - Ảnh 3.

ĐH Đông Đô thuê điểm tại Trung tâm GDTX Hải Phòng để đào tạo

Theo các học viên, từ năm 2017 đến nay, 3 lớp Luật Kinh tế do trường Đông Đô kết hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng đã học xong chương trình và thi tốt nghiệp ngày 6/7/2019. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các học viên chưa được cấp bằng tốt nghiệp. "Học hơn 2 năm mà giờ chúng tôi mới vỡ lẽ trường mình theo học không được phép đào tạo văn bằng hai, vậy ai sẽ bồi thường cho chúng tôi?"- một học viên cho biết.

Chị Trần Thị H, 41 tuổi từng theo học ngành Luật tại TTGDTTX Hải Phòng bày tỏ thắc mắc "Đã đào tạo chính quy thì sao có thể đưa đi các tỉnh thành thuê điểm đào tạo được. Rõ ràng Đông Đô đã nhập nhèm lừa đối học viên".

Việc hơn 200 học viên đào tạo chuyên ngành trái phép suốt 2 năm lẽ ra có thể ngăn chặn nếu lãnh đạo Trung tâm GDTX Hải Phòng xem xét tính pháp lý cụ thể trước khi ký hợp đồng thì sẽ không tạo điều kiện cho sai phạm, cũng không khiến hàng trăm học viên phải mất thời gian, công sức và tiền bạc mà đến giờ chưa biết sẽ được giải quyết thế nào.

Mới đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định trường ĐH Đông Đô, chưa có bất cứ văn bản đề nghị nào liên quan đến việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của trường, đồng nghĩa Bộ chưa cho phép trường này được đào tạo văn bằng 2. Thông tin trên ngay lập tức đã gây sốc cho hàng trăm học viên đã và đang theo học đào tạo tại trường này hệ văn bằng 2.

Ngày 20/8/2019, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng (SN 1972), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô về tội "Giả mạo trong công tác", quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự. Trước đó, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 lãnh đạo, cán bộ Đại học Đông Đô để điều tra về hành vi "Giả mạo trong công tác". Trong số các bị can, CQĐT thi hành lệnh bắt tạm giam Dương Văn Hòa (SN 1983), Hiệu trưởng và Phó trưởng phòng Đào tạo – Trần Ngọc Quang.

Hành vi vi phạm pháp luật của các bị can liên quan đến việc tổ chức tuyển sinh đào tạo Văn bằng hai tiếng Anh để thu tiền khi chưa được Bộ GĐ&ĐT cho phép.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
  • Hơn 2.000 người dân Thủ đô được khám chữa bệnh miễn phí
    Hơn 2.000 người dân Thủ đô được các thầy thuốc trẻ của các bệnh viện tuyến Trung ương và Hà Nội khám tầm soát miễn phí các bệnh ung thư, phổi, tim mạch, thận... Những trường hợp nghi ngờ được chuyển khám chuyên sâu, nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng: Học viên sốc, hoang mang khi phát hiện Đại học Đông Đô đào tạo “chui”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO