Theo đó, Thành phố Hải Phòng yêu cầu UBND quận Đồ Sơn tổ chức kiểm tra chất kích thích, tăng lực (nếu có) còn tồn dư trong trâu số 18 và các trâu khác tham gia vòng đấu loại; và cả công tác an ninh, an toàn trong lễ hội; báo cáo kết quả và biện pháp khắc phục hậu quả trước ngày 4/7.
Thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao kiểm tra, rà soát công tác quản lý và tổ chức vòng đấu loại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017 báo cáo UBND Thành phố.
Giao UBND quận Đồ Sơn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Thành phố về việc bảo đảm an toàn và các biện pháp khắc phục hậu quả xảy ra tại vòng đấu loại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017; tạm dừng việc tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017.
Ông Pha cho biết, trâu số 18 sau khi húc chết chủ đã bị nhốt phía sau sân vận động quận Đồ Sơn và giao cho công an, quân đội canh gác.
Cho đến thời điểm này các cơ quan chức năng vẫn chưa tiếp cận được trâu 18 để lấy mẫu xét nghiệm xác định việc trâu có bị sử dụng kích thích, tăng lực hay không vì nó rất hung hăng
Về số phận của trâu số 18 là sẽ bị giết theo ý kiến của các cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn,còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa,một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội trở thành di sản văn hóa phi vật thểquốc gia năm 2013 của Việt Nam. Đây là một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước kiệu thần, có lọng che, phường bát âm... Trong văn hóa cộng đồng người dân Hải Phòng, còn lưu truyền câu ca cổ:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu”.